Lớp 9

Soạn Sinh 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (Tiếp theo)

Soạn Sinh 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (Tiếp theo) giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về phép lai phân tích, ý nghĩa tương quan trội lặn. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 13.

Giải Sinh 9 Bài 3 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bạn đang xem: Soạn Sinh 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (Tiếp theo)

Lý thuyết Lai một cặp tính trạng (Tiếp theo)

I. Phép lai phân tích

– Mỗi phép lai trên được gọi là phép lai phân tích.

– Khái niệm: Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn.

– Kết quả:

  • Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA).
  • Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa).

II. Ý nghĩa của tương quan trội – lặn

– Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và người.

– Ví dụ: Ở cà chua tính trạng quả đỏ, nhẵn, thân cao là tính trạng trội. Tính trạng quả vàng, có lông tơ, thân thấp là tính trạng lặn. Ở chuột: tính trạng lông đen, ngắn là trội, lông trắng, dài là lặn.

– Để xác định được tương quan trội lặn người ta sử dụng phép lai phân tích:

Ví dụ:

P: AA × aa

F1: Aa

F1 × F1: Aa × Aa

F2 có tỷ lệ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

KH: 3 trội : 1 lặn

– Ý nghĩa của tương quan trội – lặn:

+ Trong chọn giống nhằm đáp ứng nhu cầu: xác định các tính trạng mong muốn và tập trung nhiều gen quý vào 1 kiểu gen để tạo giống có giá trị cao. Người ta dựa vào tương quan trội – lặn.

+ Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra (ở F1) làm xuất hiện tính trạng xấu (tính trạng lặn) ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống dựa vào phép lai phân tích.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 3 trang 13

Câu 1

Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?

Gợi ý đáp án

Cá thể có kiểu hình trội có thể là thuần chủng (thể đồng hợp trội) hoặc không thuần chủng (thể dị hợp). Vì vậy để xác định được kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần tiến hành phép lai phân tích. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

Câu 2

Tương quan trội – lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?

Gợi ý đáp án

Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.

Câu 3

Điền nội dung phù hợp với những ô trống ở bảng 3

Bảng 3. So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn

Đặc điểm

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

Kiểu hình F1 (Aa)
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp

Gợi ý đáp án

Đặc điểm

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

Kiểu hình F1 (Aa) Đồng tính (trội át lặn) Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 Phân li: 3 trội, 1 lặn Phân li: 1 trội, 2 trung gian, 1 lặn
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp

Câu 4

Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu được:

a) Toàn quả vàng

b) Toàn quả đỏ

c) Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng

d) Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng

Hãy lựa chọn ý trả lời đúng.

Gợi ý đáp án

Đáp án: b.

Giải thích: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA. Ta có sơ đồ lai

P: AA (quả đỏ) x aa (quả vàng)

G(P): A a

F1: Aa (100% quả đỏ)

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!