Lớp 9

Biện pháp tu từ bài Mùa xuân nho nhỏ

Biện pháp tu từ bài Mùa xuân nho nhỏ trong bài viết dưới đây của Download.vn giúp các em nhanh chóng xác định được các biện pháp tu từ đặc sắc được nhà thơ Thanh Hải sử dụng trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, khát vọng sống mãnh liệt và ước nguyện cống hiến cho đất nước, góp “một mùa xuân nho nhỏ của mình” vào mùa xuân lớn của dân tộc. Mời các em cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn:

Bạn đang xem: Biện pháp tu từ bài Mùa xuân nho nhỏ

Biện pháp tu từ bài Mùa xuân nho nhỏ

Câu hỏi: Biện pháp tu từ bài Mùa xuân nho nhỏ?

Trả lời:

Bài Mùa Xuân nho nhỏ sử dụng các biện pháp tu từ sau:

Biện pháp đảo ngữ:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”

+ Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu là một dụng ý của tác giả.

+ Nhà thơ muốn khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên mãnh liệt của mùa xuân.

– “Lặng lẽ dâng cho đời”: nhấn mạnh vào trạng thái thầm lặng khi cống hiến, khát vọng được hóa thân một cách lặng lẽ, khiêm nhường.

Biện pháp điệp ngữ:

+ Các điệp ngữ “mùa xuân”, “lộc”, “người” như trải rộng khung cảnh hiện thực gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân.

+ Điệp ngữ “ta làm” diễn tả khát vọng muốn được làm những việc hữu ích dâng hiến cho cuộc đời được bày tỏ qua những hình ảnh tự nhiên, giản dị: chim, nhành hoa, nốt trầm.

+ Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, đó không chỉ là ước nguyện của nhà thơ mà còn là ước nguyện chung của rất nhiều người.

+ Điệp ngữ “dù là” nhấn mạnh vào sự tha thiết cũng như sức cống hiến không ngừng nghỉ, có thể nói đây là sự tận hiến của người khát khao sống có ích cho đời dù là khi trẻ hay già.

+ Nghệ thuật điệp ngữ “tất cả”, các từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm nổi bật không khí náo nức, khẩn trương của đất nước khi bước vào mùa xuân mới.

Biện pháp ẩn dụ:

+ “Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng”: “giọt” có thể hiểu là giọt sương hay giọt mưa xuân, cũng có thể hiểu là “giọt âm thanh” tiếng chim chiền chiền. Âm thanh vốn tượng cảm nhận bằng thính giác, nay được cảm nhận bằng thị giác (có hình khối) và xúc giác (có thể đưa tay hứng).

+ Mùa xuân nho nhỏ: biện pháp ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện thiết tha và cảm động ước mong được cống hiến, sống đẹp và có ích với cuộc đời chung.

+ Ẩn dụ “Lộc”: tượng trưng cho vẻ đẹp mùa xuân và sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc mang theo sức sống của mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân đem sức lao động cần cù , nhỏ giọt mồ hôi làm nên màu xanh của ruộng đồng.

Biện pháp hoán dụ:

“Đất nước bốn ngàn năm”: Biểu hiện bề dày truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, một dân tộc cần cù, chịu khó, không chấp nhận dưới sự bóc lột của đế quốc xâm lăng, sẵn sàng anh dũng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc.

Biện pháp so sánh:

Được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc – “Đất nước như vì sao”. Sao là nguồn sáng kì diệu của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế là tác giả đã ca ngợi đất nước đẹp lung linh tỏa sáng như vì sao với tư thế đi lên.

Biện pháp nhân hóa:

Đất nước “vất vả và gian lao”: Đất nước như con người, như người mẹ tần tảo, vất vả, gian lao, vượt qua bao thăng trầm để giữ gìn giang sơn, gấm vóc.

Câu hỏi: Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất? Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

– Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như điệp từ, liệt kê, ẩn dụ trong đó nổi bật nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ.

– Biện pháp ẩn dụ được thể hiện qua các hình ảnh như:

  • Con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ đều là những ẩn dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.
  • Giọt long lanh rơi ẩn dụ cho tiếng chim hót du dương, ca ngợi đất trời.
  • Tuổi hai mươi và khi tóc bạc ẩn dụ cho con người lúc tuổi trẻ và khi tuổi đã cao.

– Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho văn bản đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân cũng như thể hiện khao khát cống hiến mãnh liệt của tác giả đối với quê hương, đất nước.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!