Lớp 9

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ lớp 9

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ lớp 9 tổng hợp đầy đủ từ sơ đồ tư duy, các bước viết, quy định số dòng, số câu cho từng phần, cách lập dàn ý, cùng một số đoạn van nghị luận 200 chữ hay cho các em tham khảo.

Qua đó, các em học sinh lớp 9 sẽ nắm thật chắc cách viết đoạn văn nghị luận 200 chữ, để đạt kết quả cao trong kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 –  2024 sắp tới. Đồng thời, cũng giúp các em củng cố kiến thức, nắm thật chắc kiến thức môn Văn 9.

Bạn đang xem: Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ lớp 9

Sơ đồ cấu trúc đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội

Sơ đồ cấu trúc đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội

Các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

Bước 1. Đọc kỹ đề

Bước 2: Xây dựng câu mở đoạn

Câu mở đoạn: Chỉ được dùng 1 câu (Câu tổng – chứa đựng thông tin của đề thi yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao)

Bước 3. Xây dựng thân đoạn

Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản)

Bàn luận:

  • Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ.
  • Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng)
  • Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình.

Bước 4. Viết kết đoạn

Viết kết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng (Nếu được vậy, bài làm sẽ được giám khảo chú ý hơn khi chấm điểm).

Lưu ý: Đoạn văn là không được xuống dòng, không được viết như một bài văn thu nhỏ.

Số dòng, số câu cho từng phần

a. Mở đoạn: 1 câu

b. Thân đoạn:

  • Giải thích -3 dòng
  • Bàn luận -18 dòng – phần này quan trọng nhất.
  • Mở rộng vấn đề – 3 dòng

c. Kết đoạn: 1 dòng

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

  • Dẫn dắt – giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
  • Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ….)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ – cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

– Giải thích các khái niệm liên quan.

– Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

  • Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
  • Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

– Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

  • Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

Lập dàn ý Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

Đoạn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội

1. Mở đoạn:

  • Giới thiệu luận điểm.
  • Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Nêu được thực trạng của vấn đề (có dẫn chứng, số liệu cụ thể)
  • Nguyên nhân của vấn đề (Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề).
  • Hậu quả (hoặc kết quả) của vấn đề (kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của vấn đề)
  • Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm.
  • Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.

3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề

Đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý

1. Mở đoạn:

  • Giới thiệu luận điểm.
  • Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn

– Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.

– Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận:

  • Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.
  • Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.
  • Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.

– Bày tỏ quan điểm của người viết:

  • Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
  • Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…
  • Đề xuất phương châm đúng đắn…

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

  • Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
  • Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

Một số đoạn văn nghị luận 200 chữ hay

Đề 1: Đoạn văn nghị luận về sự tự tin

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin là người hành động cương quyết dám nghĩ dám làm. Sống tự tin giúp ta có thêm sức mạnh nghị lực, có sức sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Sống không tự tin khiến con người trở nên nhỏ bé yếu đuối, hiệu quả công việc không cao hoặc thất bại, sống cuộc đời nhỏ bé. Để có được sự tự tin trong cuộc sống, trước hết mỗi con người cần tin tưởng vào khả năng của mình. Luôn chủ động, tự giác trong học tập, phát huy những năng lực sẵn có để khẳng định mình và đóng góp cho cộng đồng; học cách trân trọng bản thân và hạn chế so sánh mình với người khác. Tích tham gia các hoạt động của tập thể; liên tục cải thiện, xóa bỏ tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải. Để có được sự tự tin mạnh mẽ, mỗi người cũng cần phải luôn có ý thức trau dồi, bồi đắp kiến thức và tâm hồn; lắng nghe và học hỏi những điều tốt đẹp từ người khác. Thật đáng trách cho những ai chỉ vì nhút nhát mà sống thiếu tự tin, tự đánh mất cơ hội thành công trong cuộc sống.

Đề 2: Đoạn văn nghị luận về xả rác bừa bãi

Hiện nay, vứt rác bừa bãi đang là một vấn đề gây nhức nhối xã hội. Xả rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định định, vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không đúng nơi đúng chỗ gây ô nhiễm và mất mĩ quan môi trường. Các nhà máy thả chất thải công nghiệp vô tội vạ, người dân vứt rác thải sinh hoạt ra sông hồ, nhiều người không vứt vào xe rác mà để rác ngay vỉa hè, thậm chí có người vô ý thức đến mức vứt túi rác từ trên cửa sổ nhà xuống lòng đường… Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này? Phần lớn là do sự thiếu ý thức của con người, họ chưa ý thức được tính nghiêm trọng của việc xả rác ra đường dần dần sẽ gây ô nhiễm và việc xử lý vi phạm còn nhẹ, chưa nghiêm, hoặc nguyên nhân khách quan hơn là do thùng đựng rác công cộng còn thiếu, đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác… Hậu quả gây nên thật khôn lường. Nếu người dân cứ tiếp tục vứt rác bừa bãi sẽ làm môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, gây nên các dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Làm mất mĩ quan xóm làng, đô thị, các khu du lịch, danh lam thắng cảnh đồng thời tạo ra thói quen xấu cho ý thức con người. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định, tổ chức các hoạt động thu gom rác, cải thiện cách lắp đặt thùng rác sao cho thuận lợi và xử lý nghiêm các trường hợp vứt rác bừa bãi. Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên, là một học sinh, em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ, tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo để góp phần làm nên một môi trường xanh – sạch – đẹp.

Đề 3: Đoạn văn nghị luận về lòng biết ơn

Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Cùng với tấm lòng biết ơn chân thành, chúng ta cần thể hiện sự biết ơn ấy thông qua những hành động thiết thực: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ….Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán, loại trừ. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.

Đề 4: Đoạn văn nghị luận về học đối phó

Học tập là quá trình phấn đấu không ngừng của con người. Vì vậy, những thái độ học tập không đúng sẽ khiến ta thất bại và lầm lỗi. Học đối phó chính là thái độ học tập kém khiến ta phải gánh chịu rất nhiều hậu quả. Nó được hiểu là việc học chỉ vì điểm số, học mà không có kiến thức thật sự. Khi học đối phó, con người sẽ chỉ vì lợi ích trước mắt, họ không có được kiến thức, kĩ năng thật sự. Thêm vào đó, khi học đối phó, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được thành tựu trong học tập. Học đối phó chính là nền tảng, mầm mống khiến sự va chạm xã hội của con người luôn chỉ đối phó, qua quýt. Rất khó để ta có thể thành công khi giữ thái độ sống như vậy. Học chỉ vì thi, học chỉ vì điểm, thậm chí là sử dụng phao, sử dụng coi cóp cho con số trên trang giấy, ta sẽ không bao giờ biết được năng lực thật sự của mình đến đâu. Nếu chúng ta không thay đổi bản thân mình thì cuộc đời này sẽ chỉ là màn kịch của những đối phó, của những xấu xa, tăm tối mà thôi.

Đề 5: Đoạn văn nghị luận về bạo lực gia đình

Vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay đang rung lên một hồi chuông cảnh báo về sự vô tâm của con người trước những con người bị chà đạp, áp bức. Vì vậy xã hội cần có những giải pháp để giải quyết vấn đề những vấn đề nhức nhối này.Cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật phòng chống bạo lực, luật hôn nhân và gia đình. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống Bạo lực gi đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình.Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá và làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp trừng phạt thích đáng những người sử dụng bạo lực gia đình. Và một điều quan trong không kém đó là những người chịu sự bạo lực phải lên tiếng để bảo vệ chính bản thân mình.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!