Lớp 11

Soạn Sinh 11 Bài 33: Thực hành Xem phim về tập tính của động vật

Giải bài tập Sinh 11 bài 33: Thực hành Xem phim về tập tính của động vật giúp các em học sinh lớp 11 biết cách phân tích được các dạng tập tính của động vật (tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản, tập tính bảo vệ lãnh thổ,tập tính bầy đàn,…).

Thông qua bài thực hành Sinh 11 bài 33 các em biết cách giải các bài tập Sinh học để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 2 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Thực hành Xem phim về tập tính của động vật, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Soạn Sinh 11 Bài 33: Thực hành Xem phim về tập tính của động vật

I. Mục đích

  • Phân tích được các dạng tập tính của động vật (tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản, tập tính bảo vệ lãnh thổ,tập tính bầy đàn,…)

II. Chuẩn bị

  • Đĩa CD về dạng tập tính của một loài động vật hoặc một vài loài động vật, đầu đĩa CD hoặc ổ cứng của máy tính (hoặc đầu video) kết nối với ti vi.
  • Có thể sử dụng băng hình về vài dạng tập tính của một loài động vật hoặc của vài động vật, đầu video và ti vi.

III. Nội dung và cách tiến hành

1. Một số câu hỏi gợi ý trước khi xem phim

  • Động vật rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi mồi, giết chết con mồi… như thế nào?
  • Động vật ve vãn, giành con cái, giao hoan, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc con non…. như thế nào?
  • Động vật bảo vệ lãnh thổ (cách đe dọa, tấn công, cách đánh dấu lãnh thổ….) như thế nào?
  • Các tập tính trên là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được?

2. Xem phim

Sau khi xem phim, tiến hành thảo luận nhóm và viết thu hoạch.

IV. Thu hoạch

Tập tính của động vật là chuỗi các phản ứng của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, giúp cơ thể động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Tập tính của động vật có hai dạng là: Tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

  • Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, mang tính đặc trưng cho loài.
  • Tập tính học được là tập tính là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rèn luyện, rút kinh nghiệm, mang tính chất cá thể.

Một số tập tính thường gặp ở động vật:

– Tập tính kiếm ăn là việc các động vật tìm kiếm nguồn thức ăn trong tự nhiên hoang dã. Mỗi loài động vật có tập tính kiếm ăn khác nhau. Đối với đa số động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn là tập tính bẩm sinh. Ở động vật có hệ thần phát triển, tập tính kiếm ăn là tập tính học dược từ bố mẹ, từ dồng loại hoặc do kinh nghiệm bản thân. Ví dụ:

  • Hổ báo bò sát đến gần con mồi, sau đó nhay lên vồ hoặc rượt đuổi, cắn vào cổ con mồi.
  • Hải li đắp đập ngăn sông suối để bắt cá

– Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thế khác cùng loài đế bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản. Tập tính bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài rất khác nhau. Các loài động vật dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Chúng có thể chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập vào lãnh thổ của mình.

Ví dụ:

  • Cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu ; chó, mèo, hổ,.. đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu.
  • Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khác khi vào vùng lãnh thổ của chúng

– Tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh mang tính bản năng, gồm chuỗi các phản xạ phức tạp do kích thích của môi trường bên ngoài (nhiệt độ) hoặc bên trong (hoocmon) gây nên hiện tượng chín sinh dục và các tập tính ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non,…

  • Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài (thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra..) và môi trường trong (hoocmôn sinh dục) .
  • Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.
  • Ví dụ: chim trống tạo ra chiếc tổ đẹp để thu hút sự chú ý của chim mái; vào mùa sinh sản các con hươu đực hút nhau, con chiến thắng sẽ được giao phối với hươu cái

– Tập tính di cư: Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, một số loại côn trùng, chim, cá có hiện tượng di cư để tránh rét hoặc sinh sản.

  • Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy.
  • Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.

Ví dụ: Chim di cư, cá hồi vượt đại dương để sinh sản; Sếu đầu đỏ, hồng hạc di cư theo mùa

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!