Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 11 năm 2022 – 2023
Đề cương ôn tập học kì 2 Giáo dục công dân 11 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà THPT Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối kì 2 GDCD 11 gồm giới hạn kiến thức kèm theo các dạng bài tập trọng tâm. Qua đề cương Giáo dục công dân 11 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 11 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 11.
Bạn đang xem: Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 11 năm 2022 – 2023
Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn GDCD 11 năm 2022 – 2023
Phần 1. Trắc nghiệm.
Câu 1.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng
A. pháp luật.
B. chính sách.
C. đạo đức.
D. phương tiện.
Câu 1.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, do
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Hội liên hiệp phụ nữ quản lí.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam điều hành .
D. Liên đoàn lao động giám sát.
Câu 1.3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất
A. giai cấp công nhân.
B. giai cấp nông dân.
C. tầng lớp tri thức.
D. người làm nghề tự do.
Câu 1.4. Nội dung nào dưới đây là một trong những chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Sùng bái quyền lực cá nhân
B. Bảo vệ địa vị thống trị.
C. Đàn áp bóc lột nhân dân.
D. Đảm bảo an ninh chính trị.
Câu 2.1. Việc làm nào dưới đây của công dân là tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
A. Đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
B. Từ chối tố giác hành vi phạm tội.
C. Sử dụng mìn trái phép đánh bắt thủy sản.
D. Buôn bán động vật hoang dã.
Câu 2.2. Việc làm nào sau đây không góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
A. Cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù.
B. Thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.
C. Giữ gìn trật tự và an toàn xã hội.
D. Xuyên tạc, chống phá chính quyền.
Câu 2.3. Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự an toàn xã hội là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây?
A. Xây dựng Nhà nước.
B. Phát triển xã hội.
C. Bảo vệ thành quả cách mạng.
D. Góp phần phát triển kinh tế.
Câu 2.4. Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vận động, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước của lực lượng nào dưới đây?
A. Nông nô.
B. Tư sản.
C. Công dân.
D. Công xã.
Câu 3.1 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?
A. Công nhân.
B. Nông nô
C. Tư sản.
D. Địa chủ.
Câu 3.2. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên hình thức sở hữu nào dưới đây về tư liệu sản xuất?
A. Tiểu chủ.
B. Cá thể.
C. Công hữu.
D. Tư hữu.
Câu 3.3. Dân chủ được thực hiện thông qua hình thức nào dưới đây?
A. Gián tiếp.
B. Thỏa ước.
C. Chuyên chế.
D. Độc quyền.
Câu 3.4. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng nào dưới đây làm nền tảng tinh thần của xã hội?
A. Mác – Lênin.
B. Chủ nô.
C. Phong kiến.
D. Tư sản.
Câu 4.1. Tại hội nghị toàn dân, nhân dân góp ý công khai về mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa của địa phương là thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp.
C. Đại diện.
D. Chuyên chế.
Câu 4.2. Dân chủ trực tiếp được thể hiện ở việc làm nào dưới đây?
A. Họp hội đồng nhân dân.
B. Công dân làm việc tai nhà máy.
C. Công dân bầu cử trưởng khu phố.
D. Bí thư họp đoàn đầu tuần.
Câu 4.3 Dân chủ gián tiếp được thể hiện ở việc nào dưới đây?
A. Họp đại biểu hội đồng nhân dân.
B. Công dân làm việc tai nhà máy.
C. Công dân bầu cử trưởng khu phố.
D. Thực hiện sáng kiến pháp luật..
Câu 5.1 Nhà nước khuyến khích khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống của nước ta nhằm mục đích gì dưới đây?
A. Đa dạng hóa các ngành nghề.
B. Giữ gìn truyền thống dân tộc.
C. Phát huy tay nghề của người lao động.
D. Tạo ra nhiều việc làm.
Câu 5 .2. Một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?
A. San bằng mọi nguồn phúc lợi xã hội.
B. Tăng cường công tác quản lí.
C. Phân hóa trình độ giữa các giai cấp.
D. Chia đều ngân sách quốc gia.
Câu 5.3. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ là một trong những phương hướng của chính sách nào dưới đây?
A. Bảo vệ tại nguyên.
B. Xóa bỏ thị trường.
C. Giải quyết việc làm.
D. Gia tăng dân số.
Câu 5.4. Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là
A. Sớm ổn định quy mô.
B. Sớm ổn định cuộc sống.
C. Ổn định chất lượng dân số.
D. Ổn định mức sinh gia đình.
Câu 5.5. Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta?
A. Tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình.
B. Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số.
C. Nâng cao chất lượng dân số.
D. Phát triển nguồn nhân lực.
Câu 6. 1 Nội dung nào dưới đây là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta?
A. Tăng cường bộ máy Nhà nước.
B. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí.
C. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
D. Ổn định chất lượng dân số.
Câu 6.2 . Một trong những phương hướng để thực hiện chính sách dân số ở nước ta là:
A. Nâng cao đời sống của nhân dân.
B. Nâng cao hiểu biết của người dân.
C. Nâng cao vai trò của cá nhân.
D. Nâng cao hiểu quả của công tác dân số.
Câu 6 .3. Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là:
A. Thức đẩy phát triển sản xuất, dịch vụ.
B. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
D. Phát triển nguồn nhân lực.
Câu 6.4 . Tham gia truyền thông về vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên là công dân thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. An ninh.
B. Dân số.
C. Đối ngoại.
D. Quốc phòng.
Câu 7 .1. Nhà nước tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ Trung ương đến cơ sở là thực hiện phương hướng nào sau đây của chính sách dân số?
A. Tăng cường công tác quản lí
B. Chia đều mọi nguồn thu nhập.
C. Khuyến khích phát triển dân số.
D. Phân cấp tầng lớp dân cư.
Câu 7 .2. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống là công dân góp phần thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở phương hướng nào sau đây?
A. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.
B. Cung ứng nguồn nhân lực xuất khẩu.
C. Thúc đẩy hiện tượng lạm phát.
D. Chia đều mọi nguồn thu nhập.
Câu 7.3 . Hành vi nào dưới đây thể hiện công dân thực hiện chính sách giải quyết việc làm?
A. Chủ động tìm việc làm.
B. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
C. Tuyên truyền chính sách dân số.
D. Động viên mỗi người học tập.
Câu 8 .1 Để bảo vệ tài nguyên và môi trường, Nhà nước ta tập trung vào những phương hướng cơ bản nào dưới đây?
A. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học.
B. Mở rộng mô hình du canh du cư.
C. Chú trọng khai thác rừng nguyên sinh.
D. Tích cực tiêu thụ động vật quí hiếm.
Câu 8.2. Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?
A. Bảo tồn đa dạng sinh học.
B. Tăng cường nhập khẩu phế liệu.
C.Khai thác cạn kiệt khoáng sản.
D. Chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên
Câu 8.3. Việc áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí chất thải, bụi, tiếng ồn là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách nào dưới đây?
A. Bảo vệ môi trường.
B. Đa dạng sinh học.
C. Gia tăng dân số.
D. Du canh du cư.
Câu 8.4. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là
A. bảo tồn đa dạng sinh học
B. thường xuyên giáo dục tuyên truyền.
C. nâng cao chất lượng mội trường.
D. nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 9 .1. Việc làm nào sau đây của công dân là thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Tự ý khai thác rừng đầu nguồn.
B. Sử dụng nhiều túi ni lông.
C. Nhập khẩu động vật chưa kiểm dịch.
D. Phân loại rác thải sinh hoạt.
Câu 9.2. Biện pháp nào dưới đây của công dân góp phần bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm?
A. Chăm sóc chúng thật tốt khi nuôi nhốt làm cảnh.
B. Thả động vật lại môi trường sống của chúng.
C. Tổ chức nuôi nhốt các động vật hoang dã, quý hiếm.
D. Thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm.
Câu 9.3. Để bảo vệ và phát triển rừng, công dân Không làm những việc nào dưới đây?
A. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
B. Trồng rừng, phát triển rừng.
C. Bảo vệ rừng đầu nguồn.
D. Mở rộng diện tích rừng.
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối kì 2 GDCD 11
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11