Lớp 11

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát là tác phẩm sẽ được hướng học trong chương trình Ngữ Văn lớp 11.

Bạn đang xem: Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Dưới đây là tài liệu Soạn văn 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát, vô cùng hữu ích dành cho học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát chi tiết

I. Tác giả

– Cao Bá Quát (1808 – 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên.
– Người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).

– Ông đã mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.

– Cao Bá Quát là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát (Thần Siêu, Thánh Quát).

– Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó, ông nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ.

– Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.

2. Thể loại

  • Bài thơ viết theo thể hành (còn gọi là ca hành).
  • Đây là một thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. 4 câu đầu: Hình ảnh người đi trên bãi cát.
  • Phần 2. 6 câu tiếp theo: Tâm trạng của người đi đường.
  • Phần 3. Còn lại: Sự bế tắc của người đi đường.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Hình ảnh người đi trên bãi cát

– “Bãi cát dài lại bãi cát dài”:

  • Hình ảnh thực: Sự mênh mông, vô tận của con đường đi khó khăn, nhọc nhằn.
  • Hình ảnh biểu tượng: Con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích.

– “Mặt trời đã lặn”: chỉ sự tối tăm, mù mịt

– Hình ảnh người đi trên bãi cát:

  • “Đi một bước như lùi một bước”: vất vả, nhọc nhằn.
  • “Mặt trời đã lặn, vẫn còn đi”: tối tăm, mù mịt vẫn bước đi.
  • “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: mệt mỏi, chán chường.

=> Con đường đi đến danh lợi của kẻ sĩ mịt mù, tâm tối.

2. Tâm trạng của người đi đường

– “Không học được tiên ông phép ngủ/Trèo non, lội suối, giận khôn vơi”: Người đi tự giận mình không có khả năng. Sự chán nản mệt mỏi vì công danh – lợi danh.

– “Xưa nay phường danh lợi… Người say vô số, tỉnh bao người?”: Khẳng định sự cám dỗ của danh lợi đối với con người. Vì công danh, lợi danh mà con người bôn tẩu ngược xuôi.

=> Bộc lộ sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. 3. Sự bế tắc của người đi đường.

3. Sự bế tắc của người đi đường

– “Bãi cát dài ơi, bãi cát dài ơi/Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt”: Sự băn khoăn, day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại.

– Khúc đường cùng: hình ảnh biểu tượng cho nỗi tuyệt vọng của tác giả. Nhà thơ ấp ủ những khao khát công danh nhưng lại không thể thực hiện được.

– Hình ảnh thiên nhiên: phía bắc, phía nam đẹp đẽ nhưng đều khó khăn, hiểm trở.

– “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”: Câu hỏi tu từ nhằm khẳng định bản thân phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai mà vô nghĩa.

=> Hình tượng kẻ sĩ cô độc với những trăn trở trên con đường tìm chân lý.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tâm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
  • Nghệ thuật: sử dụng biện pháp tu từ, nhịp thơ độc đáo, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng…

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát.

– Bài cát dài lại bát cát dài: Con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích.

– Con người vẫn bước về phía trước vì danh lợi:

  • “Đi một bước như lùi một bước”: Khó khăn, trắc trở với đầy những thử thách.
  • “Mặt trời đã lặn, vẫn còn đi”: Dù tối tăm, mù mịt vẫn bước đi.
  • “Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: Sự mệt mỏi, chán chường.

Câu 2. Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ “Không học được tiên ông phép ngủ… Người say vô số, tỉnh bao người?”.

– Danh lợi: khái niệm liên kết toàn bộ đoạn thơ.

– “Không học được tiên ông phép ngủ/Trèo non, lội suối, giận khôn vơi”: Người đi tự giận mình không có khả năng. Sự chán nản mệt mỏi vì công danh – lợi danh.

– “Xưa nay phường danh lợi… Người say vô số, tỉnh bao người?”: Khẳng định sự cám dỗ của danh lợi đối với con người. Vì công danh, lợi danh mà con người bôn tẩu ngược xuôi.

=> Bộc lộ sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi.

Câu 3. Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó.

– Tâm trạng của lữ khách đi trên bãi cát: chán chường, bế tắc.

– Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát: Lời nhắc nhở con người tìm kiếm một con đường khác thoát ra khỏi vòng danh lợi luẩn quẩn.

Câu 4. Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình.

– Nhịp điệu: lúc nhanh lúc chậm, lúc ngắn lúc dài.

– Ý nghĩa: Góp phần diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về con đường danh lợi. Đồng thời Cao Bá Quát còn thể hiện sự phản kháng ngầm với trật tự hiện tại.

II. Luyện tập

Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lý giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn.

Gợi ý:

– Cao Bá Quát có lí tưởng, say mê đi tìm nhưng không thành công.

– Nhận ra được những hạn chế của triều đình phong kiến đương thời.

– Ý thức về con đường danh lợi tầm thương, khao khát hướng đến con đường tươi sáng cho nhân dân, đất nước.

=> Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!