Lớp 9

Hóa học 9 Bài 36: Metan

Hoá 9 Bài 36 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học của Metan. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 9 chương 4 trang 116.

Việc giải Hóa 9 bài 36 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Bạn đang xem: Hóa học 9 Bài 36: Metan

Lý thuyết Hóa 9 Bài 36: Metan

I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí

Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu), trong các mỏ than (khí mỏ than).

Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong nước.

II. Cấu tạo phân tử

Giữa nguyên tử C và nguyên tử H chỉ có 1 liên kết, đó là liên kết đơn.

Phân ử metan có 4 liên kết đon

III. Tính chất hóa học

1. Tác dụng với oxi:

Khi đốt trong oxi, metan cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.

CH4 + 2O2 xrightarrow{{{t}^{o}}} CO2 + 2H2O

Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh.

2. Tác dụng với clo khi có ánh sáng:

CH4 + Cl2 xrightarrow{as} HCl + CH3Cl (metyl clorua)

Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl, vì vậy được gọi là phản ứng thế. Đây là phản ứng đặc trưng của liên kết đơn.

IV. Ứng dụng

Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được đùng làm nhiên liệu.

Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ đồ:

CH4+ H2O → CO2 + H2

Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác

Giải bài tập Hóa 9 Bài 36 trang 116

Câu 1

Trong các khí sau: CH4 , H2, Cl2, O2.

a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một?

b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ?

Gợi ý đáp án

a) Các chất khí tác dụng với nhau từng đôi một CH4 và O2, H2 và O2; H2 và Cl2; CH4 và Cl2:

CH4 + 2O2 xrightarrow{{{t}^{o}}} CO2 + 2H2O

2H2 + O2 xrightarrow{{{t}^{o}}} 2H2O

H2 + Cl2 xrightarrow{{{t}^{o}}} 2HCl

CH4 + Cl2 xrightarrow{{{t}^{o}}} CH3Cl + HCl

b) Hai khí trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ: CH4 và O2; H2 và O2.

CH4 + O2 xrightarrow{{{t}^{o}}} CO2 + 2H2O

2H2 + O2 xrightarrow{{{t}^{o}}} 2H2O.

Câu 2

Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng? Phương trình hóa học nào viết sai?

a) CH4 + Cl2 → CH2Cl2 + H2(ánh sáng).

b) CH4 + Cl2 → CH2 + 2HCl(ánh sáng).

c) 2CH4 + Cl2 → 2CH3Cl + H2(ánh sáng).

d) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl(ánh sáng).

Gợi ý đáp án

Phương trình hóa học viết đúng là trường hợp d. Các trường hợp còn lại đều sai.

Câu 3

Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan (đktc). Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết thể tích các khí đo ở đktc.

Gợi ý đáp án

nCH4 = 11,2/22,4 = 0,5 mol

Phương trình phản ứng:

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

Theo pt: nO2 = 2. nCH4 = 2. 0,5 = 1 mol.

nCO2 = nCH4 = 0,5 mol.

VO2 = 1 x 22,4 = 22,4 lít.

VCO2 = 0,5 x 22,4 = 11,2 lít.

Câu 4

Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để:

a) Thu được khí CH4.

b) Thu được khí CO2.

Gợi ý đáp án

Phương pháp hóa học để:

a) Thu được khí CH4:

Dẫn hồn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí CO2 bị giữ lại do phản ứng tạo ra CaCO3, khí bay ra khỏi dung dịch là CH4 có lẫn hơi nước nên dùng CaO làm khô để thu được CH4 tinh khiết

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.

b) Cho CaCO3 thu được ở trên tác dụng với dung dịch HCl loãng ta sẽ thu được khí CO2. Làm lạnh ngưng tụ nước sẽ thu được CO2 tinh khiết

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!