Lớp 11

Hóa học 11 Bài 7: Nitơ

Giải Hóa 11 Bài 7 giúp các em học sinh lớp 11 nắm vững được kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của Nitơ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 11 chương 1 trang 31.

Giải bài tập Hóa 11 bài 7 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Bạn đang xem: Hóa học 11 Bài 7: Nitơ

Lý thuyết Hóa học 11 Bài 7: Nitơ

1. Tính chất vật lý của nitơ

Chất khí, không màu, không mùi, không vị. Tan rất ít trong nước, không duy trì sự cháy và sự hô hấp.

2. Tính chất hóa học nitơ

  • Ở nhiệt độ thường, nitơ trơ về mặt hóa học, nhưng ở nhiệt độ cao nitơ trở nên hoạt động.
  • Nitơ vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử. Tuy nhiên tính oxi hóa vẫn là chủ yếu.

3. Điều chế nitơ

a. Trong công nghiệp: Dùng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

b. Trong phòng thí nghiệm: Đun nóng nhẹ dung dịch bão hòa muối amoni nitrit

NH4NO2  →  N2↑ + 2H2O

Hoặc: NH4Cl + NaNO2  →  N2 ↑ + NaCl + 2H2O

4. Ứng dụng

  • Nguyên tố nitơ là thành phần dinh dưỡng chính của thực vật.
  • Trong công nghiệp: Dùng để tổng hợp NH3, HNO3, phân đạm,…

Giải bài tập SGK Hóa 11 trang 31

Câu 1

Trình bày cấu tạo của phân tử N2. Vì sao ở điều kiện thường, nitơ là một chất trơ? Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn?

Gợi ý đáp án

Phân tử nitơ gồm 2 nguyên tử, giữa chúng hình thành một liên kết ba. Liên kết ba trong phân tử nitơ rất bền nên nitơ trơ ở điều kiện thường. Ở nhiệt độ cao (trên 3000°C), nitơ hoạt động hơn và có thể phản ứng với nhiều chất khác.

Câu 2

Nitơ không duy trì sự hô hấp, nitơ có phải là khí độc không?

Gợi ý đáp án

Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp, tuy nhiên nitơ không phải là khí độc

Câu 3

a) Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:

A. LiN3 và Al3N.

B. Li 3 N và AlN.

C. Li2N3 và Al2N3.

D. Li3N2 và Al3N2.

b) Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhôm nitrua khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ. Trong các phản ứng này nitơ là chất oxi hóa hay chất khử?

Gợi ý đáp án

a) Chọn B

b) Các bạn viết phương trình như sau

6Li + No2 → 2Li3N-3

2Al + No2 → 2AlN-3

Trong 2 phản ứng với liti và nhôm, nitơ là chất oxi hóa vì có số oxi hóa giảm tử 0 xuống -3.

Câu 4

Nguyên tố nitơ có số oxi hóa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O, N2O3, N2O5, Mg3N2?

Gợi ý đáp án

Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất lần lượt là: +2; +4; -3; -3; +1; +3; +5; -3.

mathop {NO}limits^{ + 2} ,mathop {N{O_2}}limits^{ + 4} ,mathop {N{H_3}}limits^{ - 3} ,mathop {mathop {N{H_4}Cl}limits^{ - 3} ,}limits^{} mathop {{N_2}O}limits^{ + 1} ,mathop {{N_2}{O_3}}limits^{ + 3} ,mathop {{N_2}{O_5}}limits^{ + 5} mathop {,M{g_3}mathop {{N_2}}limits^{ - 3} }limits^{}

Câu 5

Cần lấy bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.

Gợi ý đáp án

Các bạn giải như sau:

N2 + 3H2 ⇔ 2NH3

22,4 l → 67,2 l → 44,8 l

33,6 l ← 100,8 l ← 67,2 l

VN2 cần = 33,6 l . 100/25 = 134,4 l

VH2 cần = 100,8 l . 100/25 = 4003,2 l

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!