Lớp 11

Hóa học 11 Bài 12: Phân bón hóa học

Giải Hóa 11 Bài 12 giúp các em học sinh lớp 11 nắm vững được kiến thức về các loại phân bón hóa học. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 11 chương 2 trang 58.

Giải bài tập Hóa 11 bài 12 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Bạn đang xem: Hóa học 11 Bài 12: Phân bón hóa học

Lý thuyết Phân bón hóa học

I. Phân đạm

– Phân đạm là những hợp chất cung cấp Nitơ cho cây trồng.

– Tác dụng: kích thích quá trình sinh trưởng của cây, tăng tỉ lệ protêin thực vật.

– Độ dinh dưỡng đánh giá bằng %N trong phân.

1. Phân đạm Amoni

– Là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, …

– Dùng bón cho các loại đất ít chua.

2. Phân đạm Nitrat

– Là các muối Nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2, …

– Amoni có môi trường axit còn Nitrat có môi trường trung tính.

⇒ Vùng đất chua bón nitrat, vùng đất kiềm bón amoni.

3. Urê

– CTPT: (NH2)2CO, 46%N.

– Điều chế: CO2 + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O.

– Tại sao Urê được sử dụng rộng rãi? Do urê trung tính và hàm lượng nitơ cao.

– Giai đoạn nào của cây trồng đòi hỏi nhiều phân đạm hơn? Giai đoạn sinh trưởng của cây.

II. Phân Kali

– Cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+.

Tác dụng: tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.

– Đánh giá bằng hàm lượng % K2O.

III. Phân lân

– Phân có chứa nguyên tố P, có 2 loại.

– Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43-.

– Cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng.

– Đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó.

– Nguyên liệu: quặng photphoric và apatit.

1. Phân lân nung chảy

– Thành phần: hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magiê.

– Chứa 12-14% P2O5.

– Không tan trong nước, thích hợp cho lượng đất chua.

2. Phân lân tự nhiên: Dùng trực tiếp quặng photphat làm phân bón.

– Đều là Ca(H2PO4)2.

– Khác nhau về hàm lượng P trong phân.

3. Super photphat: Thành phần chính là Ca(H2PO4)2.

a. Superphotphat đơn

Chứa 14-20% P2O5.

Điều chế: Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → 2CaSO4 + Ca(H2PO4)2.

b. Super photphat kép

Chứa 40-50% P2O5.

Sản xuất qua 2 giai đoạn:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3Ca(H2PO4)2

IV. Một số loại phân bón khác

1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp

Là loại phân bón chứa đồng thời 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.

– Phân hỗn hợp: chứa cả 3 nguyên tố N, P, K gọi là phân NPK.

Ví dụ: nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.

– Phân phức hợp: là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hóa học của các chất.

Ví dụ: Amophot là hỗn hợp của các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 thu được khi cho NH3 tác dụng với HNO3.

2. Phân vi lượng

Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu, Mo, … ở dạng hợp chất.

Giải bài tập SGK Hóa 11 trang 58

Câu 1

Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat, amoni clorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để phân biệt chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.

Gợi ý đáp án

Có thể dùng các thuốc thử: Dung dịch kiềm (NaOH), dung dịch BaCl2, để nhận biết các chất (NH4)2SO4, NH4Cl, NaNO3

Amoni sunfat

Amoni clorua

Natri nitrat

dd NaOH

Khí NH3 mùi khai (1)

Khí NH3 mùi khai (2)

Không có hiện tượng gì nhận ra NaNO3

dd BaCl2

BaSO4 kết tủa trắng (3) Đó là (NH4)2SO4

Không có hiện tượng gì. Đó là NH4Cl

Phương trình hóa học của các phản ứng (1), (2), (3).

(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 ↑ + 2H2O

(NH4)2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NH4Cl

Câu 2

Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, hãy lập sơ đồ điều chế phân đạm NH4NO3.

Gợi ý đáp án

Từ không khí, than, nước, có thể lập sơ đồ điều chế phân đạm NH4NO3 như sau:
Chưng cất ở phân đoạn không khí lỏng N2 và O2.

4NH3 + 5O2 →xt,t0 4NO + 6H2O

2NO + O2 → 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

NH3 + HNO3 → NH4NO3

Câu 3

Một loại quặng photphat có chứa 35% Ca3(PO4)2. Hãy tính hàm lượng phần trăm P2O5 có trong quặng trên.

Gợi ý đáp án

Có thể tính như sau: Trong 310 gam Ca3(PO4)2(3CaO.P2O5) có chứa x gam P2O5.

Từ đó ta tính được khối lượng P2O5: x = 142 x (35 : 310) = 16 (g)

Hàm lượng P2O5 là 16%.

Câu 4

Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã dùng hết 6,000.103 mol H3PO4.

a) Tính thể tích khí ammoniac (đktc) cần dùng, biết rằng loại amophot này có tỉ lệ về số mol nNH4H2PO4 : n(NH4)2HPO4 = 1 : 1.
b) Tính khối lượng amophot thu được.

Gợi ý đáp án

H3PO4 + NH3 → NH4H2PO4

H3PO4 + 2NH3 → (NH4)2HPO4

2H3PO4 + 3NH3 → (NH4)2HPO4 + NH4H2PO4

2 mol 3 mol 1 mol 1 mol
6000 mol 9000 mol 3000 mol 3000 mol

a) Thể tích khí ammoniac (đktc) cần dùng:

9000 x 22,40 = 20,16 x 104 (lít)

b) Tính khối lượng amophot thu được:

m(NH4)2HPO4 + mNH4H2PO4 = 3000 . (132,0 + 115,0) = 7,410 . 105 gam = 741,0 kg

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!