Lớp 9

Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về ngành trồng troạt và ngàng chăn nuôi ở nước ta. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 9 trang 33.

Soạn Địa lí 9 Bài 3 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Bạn đang xem: Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Lý thuyết Địa 9 Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

1. Ngành trồng trọt

– Đặc điểm:

  • Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.
  • Phát triển vững chắc, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi:
  • Tỉ trọng cây lương thực giảm.
  • Tỉ trọng cây công nghiệp tăng.

– Nguyên nhân: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phục vụ cho xuất khẩu, nhất là sản phẩm cây công nghiệp.

– Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

a. Cây lương thực

– Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.

– Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.

– Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

b. Cây công nghiệp

– Vai trò:

  • Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.
  • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • Phá thế độc canh trong nông nghiệp.
  • Bảo vệ môi trường.

– Cơ cấu:

  • Cây công nghiệp hằng năm gồm: lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá.
  • Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

– Phân bố: Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.

c. Cây ăn quả

– Phát triển mạnh với nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,…

– Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

2. Ngành chăn nuôi

Chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng.

a. Chăn nuôi trâu, bò

– Đàn trâu:

  • Khoảng 3 triệu con; chủ yếu lấy sức kéo.
  • Phân bố nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

– Đàn bò:

  • Có trên 4 triệu con; chủ yếu để lấy thịt, sữa, một phần sức kéo.
  • Phân bố nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ, chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở ven thành phố lớn.

b. Chăn nuôi lợn

– Đàn lợn tăng khá nhanh (năm 2002 có 23 triệu con).

– Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

c. Chăn nuôi gia cầm

  • Đàn gia cầm tăng nhanh (năm 2002 có hơn 230 triệu con).
  • Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng.

Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 33

Câu 1

Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.

Gợi ý đáp án 

– Việt Nam là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở Đông Nam Á. Lúa được trồng trên khắp đất nước, nhưng tập trung nhiều nhất ở hai vùng trọng điểm là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, một số đồng bằng lớn ở miền Trung cũng phát triển cây lúa như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

– Giải thích: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện để phát triển cây lúa nước.

Điều kiện tự nhiên:

  • Địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, hình thành các vùng thâm canh với quy mô lớn.
  • Đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình, sông Tiền – sông Hậu bồi đắp.
  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ổn định; nguồn nước sông ngòi, ao hồ khá dồi dào cung cấp đủ nguồn nước cho hoạt động canh tác.

Điều kiện kinh tế – xã hội:

  • Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học trong nông nghiệp: giống mới chịu hạn, chịu mặn, chống sâu bệnh, cho năng suất cao…, phân bón, hệ thống thủy lợi…
  • Dân cư đông, lực lượng lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm trong canh tác, thâm canh lúa nước.
  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 2

Căn cứ vào bảng số liệu (trang 33 SGK), hãy vẽ hai biểu đồ cột cao bằng nhau thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

Gợi ý đáp án 

Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 1990 và năm 2002

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!