Lớp 11

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021 – 2022

Đề thi giữa kì 2 Văn 11 năm 2021 – 2022 gồm 2 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 11 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đồng thời đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 11 cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 11, đề cương ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 11.

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021 – 2022

Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 11

TT Nội dung kiến thức/kĩ năng Đơn vị kiến thức/ kĩ năng Mức độ kiến thức,kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độnhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

1

ĐỌC HIỂU

Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa

Nhận biết:

– Xác định thông tin được nêu trong văn bản/đoạn trích.

– Nhận diện được phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ,… trong văn bản/đoạn trích.

Thông hiểu:

– Hiểu được các thành phần nghĩa của câu; nội dung của văn bản/đoạn trích.

– Hiểu được cách triển khai lập luận, ngôn ngữ biểu đạt; các biện pháp tu từ,… trong văn bản/đoạn trích.

Vận dụng:

– Nhận xét, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.

– Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.

1

1

2

4

2

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Nghị luận về một

đoạn thơ

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề nghị luận.

– Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

– Nêu nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật nổi bật… của đoạn thơ.

Thông hiểu:

– Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ theo yêu cầu của đề: tình cảm quê hương, tư tưởng yêu nước;…;

– Sự kế thừa các thể thơ truyền thống và hiện đại hóa thơ ca về ngôn ngữ, thể loại, hình ảnh,…

Vận dụng:

– Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.

– Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả.

Vận dụng cao:

– So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

– Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.

1

1

Số câu 1 1 2 1 5
Tỉ lệ % 5% 5% 20% 70% 100%
Tỉ lệ chung 1 1 2 1 100

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 11 năm 2021

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây:

(1) Một khi đã phân biệt chuyện nào đúng, chuyện nào sai, người nào đúng, người nào sai, khi đó bạn đã tự mặc định việc lựa chọn phe cho mình. Khi phân định rạch ròi đúng – sai, chúng ta có xu hướng tốn công thuyết phục những người xung quanh để họ có cùng niềm tin như mình, thậm chí còn ghét bỏ, không thể đứng cùng một chỗ với người có tư tưởng đối lập. Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu lắng nghe bạn, không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng? (…)

(2) Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận? Đến cuối cùng, chiến thắng đó liệu sẽ đem lại cho bạn điều gì? Bạn có thực sự chiến thắng không hay đó đơn thuần là chiến thắng của “cái Tôi” bên trong bạn?

(3) Một “cái Tôi” luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy. Một “cái Tôi” khắc khoải mong được thừa nhận. Một “cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún nhường. Một “cái Tôi” nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên chưa thể hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt. Một “cái Tôi” vẫn còn cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập mới vội vàng nóng giận, vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe doạ và lo lắng về tương lai. Khi “cái Tôi” tù túng thì sẽ rất khó để nó thực sự tôn trọng sự tự do của kẻ khác.

(Trích Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình – Dương Thùy, Nxb. Hà Nội, 2016, tr.118 – 119)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, một “cái Tôi” tù túng thường có những biểu hiện như thế nào?

Câu 3. Có những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn (3). Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó?

Câu 4. Theo anh/chị, việc đề cao “cái Tôi” cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối sống của thế hệ trẻ hiện nay? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về niềm vui lớn và lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản trong đoạn thơ dưới đây:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

(Trích Từ ấy, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD 2011, trang 44)

___________HẾT_____________

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 11

Phần

Ý

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Phương thức biểu đạt: Nghị luận/ phương thức nghị luận

0,5

2

Một “cái Tôi” tù túng có biểu hiện:

– Luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy.

– Khắc khoải mong được thừa nhận;

– Thích chiến đấu hơn là nhún nhường;

– Nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai;

– Cầm tù mình, ẩn giấu những lo toan, sợ hãi, …

0,5

3

– Biện pháp tu từ: liệt kê; điệp từ, điệp ngữ.

– Tác dụng:

+ Diễn tả đầy đủ những biểu hiện của cái tôi tù túng để mọi người biết rõ hơn sự phong phú phức tạp của nó.

+ Nhấn mạnh, phê phán cái tôi tù túng, định hướng cách sống đúng đắn tích cực.

1,0

4

– Việc đề cao cái tôi cá nhân có sự tác động đến nhiều chiều, đến lối sống của thế hệ trẻ hôm nay.

+ Chiều tích cực: là nhu cầu chính đáng giúp mỗi người, khẳng định được giá trị và năng lực của bản thân, dám làm những điều mình muốn, tự tin, năng động trong cuộc sống, độc lập hơn trong suy nghĩ.

+ Chiếu hướng tiêu cực: sự thái quá, tôn sùng đến mức cực đoan, dẫn đến hàng loạt hệ lụy: nảy sinh bệnh ích kỉ, vô cảm, vô trách nhiệm

– Cần đặt cái tôi trong mối quan hệ với cái ta, với cộng đồng; Cái tôi cần tuân theo những chuẩn mực đạo lí, văn hóa, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

1,0

II

LÀM VĂN

7.0

2

Cảm nhận của anh/chị về niềm vui lớn và lẽ sống lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản trong đoạn thơ dưới đây:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

a

Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.

0,5

b

Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,5

c

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

*

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

0,5

*

Thân bài:

Khổ 1: Niềm vui lớn

Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng.

+ “Từ ấy” là cái mốc son đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên yêu nước.

+ Cụm từ “bừng nắng hạ”: Từ “bừng” ở câu thơ đầu tiên như làm sáng lên cả bài thơ, mang ý nghĩa là thức tỉnh, một sự thức tỉnh có quá trình. Nắng hạ là thứ nắng chói chang, nắng đẹp, tràn ngập niềm vui và sức sống.

+ Hình ảnh “mặt trời chân lí” là Đảng – nguồn sống tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải báo hiệu những điều tốt đẹp.

+ Cụm từ “chói qua tim” nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng là một nguồn ánh sáng mạnh, nó xua tan đi màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, của tư tưởng.

Hai câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng

+ Bút pháp lãng mạn và các hình ảnh so sánh: “hồn tôi” – “vườn hoa lá”: diễn tả quá đầy đủ về cuộc sống, sức sống dào dạt, sinh sôi; “hồn tôi” – đậm hương và tiếng chim: đầy đủ màu sắc, hương thơm, âm thanh rộn ràng của tiếng chim.

+ Các tính từ chỉ mức độ như “bừng, chói, rất, đậm, rộn” cho thấy sự say mê, ngây ngất của người chiến sĩ cộng sản khi bước theo ánh sáng lí tưởng đời mình.

+ Tất cả những âm vang của cuộc sống được nhà thơ chắt lọc để nuôi dưỡng sức sống của tâm hồn con người.

1,5

Khổ 2: Lẽ sống lớn

– Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp dân tộc. Từ đó, khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân.

– Khát vọng được gắn kết với cộng đồng, thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”. Từ “buộc” thể hiện sự gắn kết, gần gũi. Đây không phải là chuyện của lí trí mà là chuyện của trái tim. Tố Hữu đã coi mình thuộc về nhân dân và dân tộc.

+ Từ “trang trải” thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu với từng mảnh đời.

+ Từ “khối đời” là hình ảnh ẩn dụ, chỉ khối người đông đảo chung cảnh ngộ, chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung.

+ Tinh thần tự “buộc” vào để tạo nên khối đời gần gũi, mạnh mẽ là mục đích cuối cùng nâng cao phẩm chất của người cách mạng.

1,5

Nghệ thuật

1,0

Tố Hữu cũng đã lôi kéo người đọc chìm đắm vào những vần thơ bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo. Với cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, trữ tình và lãng mạn, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ rồi sử dụng từ ngữ giàu tình cảm, giàu hình ảnh. Bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng.

Đánh giá, bình luận:

0,5

– Qua đoạn thơ Tố Hữu đã thể hiện rõ niềm vui lớn, lẽ sống lớn của người thanh niên trẻ tuổi yêu nước, vừa được giác ngộ lí tưởng Mác Lê nin và vừa được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đây là sự tự nguyện chân thành, sẵn sàng buộc lòng mình với tất cả mọi người, tất cả mọi nơi để thực hiện lí tưởng giải phóng dân tộc.

– Đoạn thơ mang đậm tính dân tộc truyền thống được thể hiện bằng một giọng thơ rất riêng của Tố Hữu: trữ tình – chính trị.

*

Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận

0,5

d

Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp

0,25

e

Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo về chính tả, dùng từ, đặt câu,…

0,25

Tổng: I + II

10,0

…………………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Văn 11

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!