Tổng hợp kết bài đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (23 Mẫu)
Kết bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn đem đến 23 mẫu kết bài siêu hay, ấn tượng nhất. Qua 23 kết bài hay về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo trong quá trình làm bài. Từ đó biết sử dụng vốn từ, kiến thức để nhanh chóng biết cách viết kết bài hay, ấn tượng, cô đọng nhất.
Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ miêu tả thành công những cung bậc cảm xúc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Và dưới đây là 23 mẫu kết bài hay nhất mà THPT Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu, mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Bạn đang xem: Tổng hợp kết bài đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (23 Mẫu)
Kết bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay nhất
- Kết bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Kết bài 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Kết bài 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Kết bài 8 câu cuối bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Kết bài phân tích tâm trạng của người chinh phụ
Kết bài phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Kết bài mẫu 1
Đọc đoạn trích người đọc cứ ngỡ ngàng rằng chỉ để miêu tả tình cảnh lẻ loi, thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu của người chinh phụ. Nhưng nếu nghĩ sâu xa hơn thì đoạn trích bày tỏ sự oán ghét chiến tranh. Chiến tranh đã chia rẽ tình yêu, ngăn cách hạnh phúc lứa đôi của nhiều thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, có lẽ vì thế mà tác phẩm đã được độc giả cùng thời hết sức tán thưởng. Nhiều người còn dịch Chinh phụ ngâm sang thơ Nôm (tức thơ tiếng Việt) để khúc ngâm được truyền bá rộng rãi hơn. Bản diễn Nôm hiện hành là bản dịch thành công nhất.
Kết bài mẫu 2
Qua trích đoạn, Đặng Trần Côn đã diển tả thành công những cung bậc, sắc thái khác nhau của người chinh phụ, nỗi cô đơn, buồn thương. Qua đó diễn tả khát khao hạnh phúc lứa đôi, đây là nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của ông. Đồng thời cũng là lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã chia lìa hạnh phúc lứa đôi.
Kết bài mẫu 3
Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tác giả đã diễn tả được những diễn biến phong phú, tinh vi các cung bậc tình cảm của người chinh phụ. Cảnh cũng như tình được miêu tả rất phù hợp với diễn biến của tâm trạng nhân vật. Thông qua tâm trạng đau buồn của người chinh phụ đang sống trong tình, cảnh lẻ loi vì chồng phải tham gia vào những cuộc tranh giành quyền lực của vua chúa, tác giả có chủ ý đề cao hạnh phúc lứa đôi và thể hiện thái độ bất bình, phản kháng đối với chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm Chinh phụ ngâm đã toát lên tư tưởng chủ đạo trong văn chương một thời, đó là tư tưởng đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người.
Kết bài mẫu 4
Những vần thơ khép lại nhưng dường như nỗi đau của người chinh phụ vẫn còn đó. Niềm khao khát về một hạnh phúc từ đây mà trở thành niềm khao khát của cả một thời đại và thúc giục con người hành động để đạt dành được hạnh phúc mà mình đáng có.
Kết bài mẫu 5
Qua thể thơ song thất lục bát, cách dung từ, hình ảnh ước lệ, tác giả đã thể hiện một cách tinh tế các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ luôn khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phục lứa đôi. Đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng thương yêu và cảm thong sâu sắc của tác giả với khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ. Cất lên tiếng kêu nhân đạo, phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
Kết bài mẫu 6
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đã để lại trong tâm người đọc nhiều dư âm thâm thúy về nỗi buồn đau, thương nhớ da diết, tình cảnh cô độc, lẻ loi của người phụ nữ có chồng đi lính. Thông qua đó, người đọc hiểu những tâm tư tình cảm và suy nghĩ của tác giả về con người, xã hội đương thời. Ông lên án cơ chế phong kiến mục nát với những trận đấu tranh phi nghĩa kéo dãn dài và ngợi ca tình yêu cao đẹp, khát khao yêu thương đôi lứa.
Kết bài mẫu 7
Chỉ là một đoạn trích nhỏ trong “ Chinh phụ ngâm” nhưng “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện tinh thần chung của cả tác phẩm. Âm hưởng chủ đạo là nỗi buồn sầu sâu lắng. Trên nền âm hưởng ấy, có đôi khi rạo rực những khát khao cháy bỏng, có đôi khi da diết tình cảm thủy chung, nhớ mong. Nhưng dù là cung bậc nào đều thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ qua hình ảnh người chinh phụ. Đặc biệt là tiếng nói tố cáo đanh thép chiến tranh phi nghĩa đã gây nên những thương tổn sâu sắc trong tâm hồn con người, những vết thương không bao giờ lành miệng, những trống vắng khó có thể bù đắp được.
Kết bài mẫu 8
Không chỉ có ý nghĩa về giá trị thẩm mĩ, tác phẩm còn thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả khi lên tiếng tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại cuộc sống hạnh phúc của con người, đề cao khát vọng về tình yêu chân chính. Cùng với “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều, “Tự tình” của Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn sẽ là viên ngọc tỏa sáng mãi trong nền văn học dân tộc với đề tài về người phụ nữ.
Kết bài mẫu 9
Những hình bóng cô đơn, và mang những dòng cảm xúc chan chứa những nỗi chứa tran và mang trong lòng người những cảm xúc của con người, những cảnh vật như chiếc bóng cô đơn, và in dấu trong những nỗi đau xé lòng về tâm trạng của những người chinh phụ cô đơn, lẻ loi. Hình ảnh người thiếu phụ đang đơn chiếc trong hình bóng cô đơn và lẻ loi đơn bóng của mỗi ngày, đó là điều buồn bã và tủi hờn nhất.
Kết bài mẫu 10
Trích đoạn “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” chỉ là diễn biến tâm trạng của người phụ nữ đợi chồng, chờ chồng chinh chiến nơi xa nhưng bằng tài năng và tấm lòng của mình, Đặng Trần Côn đã tái hiện thật đặc sắc, sâu đậm nỗi lòng ấy.
Kết bài 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Kết bài mẫu 1
Tóm lại, đoạn trích 8 câu đầu trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” – Đoàn Thị Điểm là tiếng nói xót thương cho số phận người phụ nữ trong chiến tranh và đồng cảm với khát vọng sum vầy của họ. Cho đến tận bấy giờ, lần đầu tiên mới có những tấm lòng chân chính biết thương cảm cho những người phụ nữ nhỏ bé. Đó cũng là tinh thần nhân văn, nhân bản cao đẹp của tác giả.
Kết bài mẫu 2
Đoạn thơ giàu giá trị nhân văn, đã thể hiện sâu sắc và cảm động sự oán ghét chiến tranh phong kiến và niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ giữa thời chiến tranh loạn lạc trong xã hội cũ.
Kết bài mẫu 3
Qua tám câu thơ đầu, người đọc đã cảm nhận được những tâm trạng của người chinh phụ. Khung cảnh quạnh hiu, trống vắng cùng với những động từ miêu tả hành động để thể hiện tâm trạng, điệp ngữ bắc cầu đã khắc họa sự ưu tư, phiền muộn và cô đơn của nhân vật trữ tình khi nhớ về người chồng chinh chiến của mình.
Kết bài 8 câu giữa bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Kết bài mẫu 1
Chỉ mới 8 câu thơ thôi nhưng mà ta dường như đã được trải nghiệm một cuộc sống hay chỉ là sự tưởng tượng một phần nỗi cô đơn, nhớ mong người chồng chốn sa trường của người chinh phụ. Nỗi đau này còn tố cáo chiến tranh của chế độ phong kiến xưa, làm chia rẽ lứa đôi hạnh phúc. Qua đó ta cũng cảm nhận được một phần nào đó cái khát khao quyền hạnh phúc của con người.
Kết bài mẫu 2
Chiến tranh phong kiến đã “dãi thây trăm họ nên công một người”. Trên chiến địa thì “hồn tử sĩ gió ù ù thổi”… Ở Mọi chốn làng quê, những người mẹ già, người vợ trẻ đã lo lắng, chờ mong. Đoạn thơ giàu giá trị nhân đạo đã nói lên cái giá nặng nề mà người chinh phụ phải trả. Vì thế đoạn thơ mang ý nghĩa tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa vô nghĩa đã gây ra bao đau khổ cho nhân dân.
Kết bài mẫu 3
Như vậy, bằng việc kết hợp khéo léo các biện pháp tu từ tác giả đã thành công miêu tả được thế giới nội tâm ẩn sâu bên trong của người chinh phụ đồng thời cũng cho người đọc thấy được hiện thực loạn lạc mà chiến tranh gây ra thời đó. Và tất cả những điều đó vừa thể hiện được tài năng vừa ngầm phản ánh tấm lòng của tác giả.
Kết bài 8 câu cuối bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Kết bài mẫu 1
Đoạn trích cũng như toàn tác phẩm “Chinh phụ ngâm” là tiếng kêu thương tâm của người phụ nữ nhớ chồng nơi chinh chiến. Trạng thái tình cảm của người chinh phụ một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận để biết bao chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Tác phẩm đã khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc.
Kết bài mẫu 2
Với cách dùng từ hình ảnh ước lệ, đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ. Đồng thời thể hiện sự thương cảm sâu sắc của tác giả với ước mơ chính đáng của người phụ nữ cũng là lời tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa là biểu hiện của cảm hứng nhân văn cho toàn đoạn trích.
Kết bài phân tích tâm trạng của người chinh phụ
Kết bài mẫu 1
Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn từ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu tượng, đoạn trích đã diễn tả thật tinh tế và chính xác những cung bậc cảm xúc của người chinh phụ, đó là nỗi cô đơn, lẻ loi vô cùng. Đoạn trích có ý nghĩa đề cao hạnh phúc cá nhân đồng lời là lời tố cáo, lên án chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại hạnh phúc của con người.
Kết bài mẫu 2
Chinh phụ ngâm thể hiện nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh lẻ loi, cô đơn. Đoạn trích có ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tuổi trẻ và phản kháng chiến tranh phi nghĩa. Tiếng nói nhân đạo của Chinh phụ ngâm hoà vào với tiếng nói nhân đạo của văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX có ý nghĩa khẳng định truyền thống quý báu của văn học dân tộc.
Kết bài mẫu 3
Như vậy qua đoạn trích này ta thấy Đoàn Thị Điểm đã mang lại cho chúng ta những cung bậc cảm xúc của người chinh phụ mà cảm xúc bao trùm chính là sự lẻ loi đơn chiếc. Người con gái ấy phải sống xa chồng, thân con gái chỉ có một mình vò võ thử hỏi rằng làm sao không nhớ không thương không sầu muộn. Qua đây ta thấy nhà thơ như đồng cảm với số phận của người phụ nữ ấy.
Kết bài mẫu 4
Qua đoạn trích ta có thể cảm nhận được nỗi lòng của người chinh phụ. Đó là nỗi buồn thương người chồng nơi trận mạc không biết sống chết thế nào. Một mình nàng lẻ bóng, chăn đơn gối chiếc mà cô đơn một thì lo lắng nhớ thương chàng tới mười. Đồng thời qua đây nhà thơ cũng muốn phản ánh hiện thực xã hội với những cuộc chiến tranh vô nghĩa đã chia lìa những đôi vợ chồng.
Kết bài mẫu 5
Như vậy qua đây ta có thể thấy, chiến tranh không chỉ cướp đi những người trai tráng hiền lành khỏe mạnh, những người chồng thương yêu vợ mà còn biến những người con gái trẻ thành những bà góa phụ. Người chinh phu ở nơi xa sống chết như thế nào làm sao người chinh phụ có thể biết. Nàng chỉ biết nhớ, biết thương biết lo lắng mà thôi.
Kết bài mẫu 6
Như vậy, qua bài phân tích tâm trạng của người chinh phụ, chúng ta đã thấy rõ hơn sự cô đơn lẻ loi của con người. Người con gái ấy phải sống xa chồng, chỉ một thân một mình với nỗi nhớ khôn nguôi. Đồng thời, qua đó mỗi người sẽ cảm thấy đồng cảm sâu sắc hơn với tác giả.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10