Lớp 10

Đoạn văn phân tích một nhân vật thần thoại mà em yêu thích

Viết đoạn văn phân tích một nhân vật thần thoại mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng một trong các biện pháp tu từ đã học gồm 3 đoạn văn mẫu hay và ấn tượng nhất.

Đoạn văn phân tích một nhân vật thần thoại mà em yêu thích giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để biết cách viết đoạn văn 200 chữ suy nghĩ về một nhân vật thần thoại. Đồng thời giúp các bạn học sinh biết cách trả lời câu hỏi phần thực hành tiếng Việt trang 32 sách Ngữ văn 10 Cánh diều tập 1. Vậy dưới đây là 3 đoạn văn phân tích một nhân vật thần thoại mà em yêu thích, mời các bạn cùng tải tại đây nhé.

Bạn đang xem: Đoạn văn phân tích một nhân vật thần thoại mà em yêu thích

Đoạn văn phân tích một nhân vật Sơn Tinh

Trong vô số những nhân vật thần thoại Việt Nam, em yêu thích nhất là Sơn Tinh trong “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Nếu như Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh thiên nhiên hung bạo, dữ dội thì Sơn Tinh lại dũng mãnh như núi, đại diện sức mạnh của nhân dân, cộng đồng. Sơn Tinh lại là chúa vùng non cao có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Với việc xây dựng nhân vật Sơn Tinh nhân dân ta đã thể hiện truyền thống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Để xây dựng nhân vật Sơn Tinh các tác giả đã vận dụng trí tưởng tượng tài hoa tạo nên xuất thân thần kì, những chiến công vĩ đại của nhân vật (thần núi Tản Viên, có nhiều phép lạ: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi,…). Cùng với đó là việc xây dựng cốt truyện kịch tính, sự kiện sinh động đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

Biện pháp tu từ được sử dụng: So sánh (Nếu như Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh thiên nhiên hung bạo, dữ dội thì Sơn Tinh lại dũng mãnh như núi, đại diện sức mạnh của nhân dân, cộng đồng.)

Đoạn văn phân tích một nhân vật Thần Trụ Trời

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, em ấn tượng nhất với nhân vật thần Trụ Trời. Thần Trụ Trời có thân hình vô cùng to lớn. Vào buổi sơ khai, khi trời đất chỉ là một đám hỗn độn, chưa có muôn vật và loài người, thần đã dùng đầu đội trời rồi lấy tay đào đất đắp thành cột to, cao chống trời. Khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần lại phá cột, ném đất đá đi khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau như sông, hồ, núi, cao nguyên, đồi,…. Câu chuyện về thần Trụ Trời đã cho em hiểu thêm về cách người xưa lý giải về sự phân chia trời đất và quá trình hình thành các dạng bề mặt địa hình khác nhau.

Biện pháp tu từ được sử dụng: liệt kê.

Đoạn văn phân tích một nhân vật Hê-ra-clét

Trong truyện “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng”, người anh hùng Hê-ra-clét mang hình dáng của con người nhưng sức mạnh tựa như đấng thần linh. Chàng có thể chiến đấu với cha con thần Chiến tranh, giết chết tên khổng lồ độc ác Ăng-tê, thậm chí giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho thần Át-lát để thần có thể đi lấy quả táo vàng. Sức mạnh của Hê-ra-clét là sức mạnh vô song, phi thường, chỉ có đấng thần linh mới có thể thực hiện.

– Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!