Tổng hợp Kết bài Bài ca ngất ngưởng hay nhất
Kết bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ gồm 12 mẫu kết bài hay nhất về các đề như phân tích cái tôi ngất ngưởng, phân tích bài thơ và vẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính.
Qua 12 mẫu kết bài về Bài ca ngất ngưởng giúp các bạn lớp 11 có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn, ấn tượng, xúc tích. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Bạn đang xem: Tổng hợp Kết bài Bài ca ngất ngưởng hay nhất
Kết bài cảm nhận Bài ca ngất ngưởng
Kết bài mẫu 1
Trong triều đình ông là duy nhất, và không ai có một thái độ ngất ngưởng như ông, đó là những điều mà ông đã nói đến trong tác phẩm của mình, thái độ đó đã mang lại cho người đọc cái nhìn bao quát nhất, về con người cũng như toàn bộ cuộc sống của ông, ông đã phải sống trọn tình nghĩa và giờ ông đang muốn hưởng một cuộc sống tự do và thoải mái nhất.
Kết bài mẫu 2
Nguyễn Công Trứ đã trải qua nhiều thăng trầm trên con đường hoạn lộ, nhưng lúc nào ông cũng thể hiện một bản lĩnh đáng trọng và tự hào: “Lúc làm đại tướng, ta không thấy thế làm vinh; lúc làm lính thú, ta cũng không lấy thế làm nhục”. Nói về vẻ đẹp của “Bài ca ngất ngưởng” là nói về vẻ đẹp của chí anh hùng, chí nam nhi là nói về vẻ đẹp ung dung thanh cao của một tao nhân mặc khách đã để lại nhiều bài thơ hát nói nổi tiếng. Ngất ngưởng sao mà đẹp vậy!
Xem thêm: Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng
Kết bài Phân tích cái tôi ngất ngưởng
Kết bài mẫu 1
Với những cách tân mới mẻ về nghệ thuật câu thơ dài ngắn linh hoạt khác nhau, nghệ thuật đối ý tương phản, sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc đã khắc họa thành công hình ảnh một Nguyễn Công Trứ với cái tôi ngất ngưởng, cái tôi ngông trên đường đời tự tin khẳng định cá tính cá nhân của mình.
Kết bài mẫu 2
Kết thúc bài ca, Nguyễn Công Trứ viết: “Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”. Câu thơ buông lấp lửng: vừa như hỏi vừa như khẳng định; vừa như tự hào, ngợi ca, vừa tự giễu mình một cách thấm thía; vừa như là lời tự bạch của ông, lại vừa như một nhận xét bình giá của người đời. Đúng như câu thơ và cả bài thơ cũng “ngất ngưởng” như ông vậy. Cái vẻ đẹp ngất ngưởng từ bài ca và cuộc đời Nguyễn Công Trứ đã trở thành một cách sống, một mẫu hình in đậm trong hàng loạt nhà nho tài tử sau này. Ta như còn gặp lại hình bóng và cốt cách ấy của ông ở một Tú Xương, một Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu và phần nào ở nhà văn Nguyễn Tuân ngày nay.
Kết bài mẫu 3
Thơ văn Nguyễn Công Trứ vốn phóng khoáng ngang tàng như bản chất con người ông. Bài ca ngất ngưởng là một trong những bài thơ hay được nhiều người nhắc đến với sự tán thưởng thích thú. Một phần bởi bài thơ giàu tính nhạc, nhưng phần lớn bởi bản lĩnh vững vàng cứng cỏi của con người tài năng xuất chúng này. Nguyễn Công Trứ đã thổi một luồng sinh khí mới lạ cho văn chương đương đại, đưa yếu tố cá nhân, cái tôi cần được giãi bày vào trực tiếp trong văn chương. Đó cũng là một trong những bước đệm quan trọng để văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX có những bước chuyển mình vượt bậc, bước qua cái ta, giải phóng yếu tố cá nhân, cho văn chương Việt Nam tiến kịp nền thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật hiện đại thế giới nói chung.
Kết bài mẫu 4
Tóm lại, Nguyễn Công Trứ thông qua bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” đã thể hiện một cái tôi ngất ngưởng – một thái độ, một cách sống, một lối ứng xử có phần khác biệt, thậm chí thách thức với các chuẩn mực thông thường nhưng nó vẫn được người đời chấp nhận.
Xem thêm: Phân tích cái tôi ngất ngưởng trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng
Kết bài phân tích Bài ca ngất ngưởng
Kết bài mẫu 1
Chỉ qua một bài thơ ngắn mà tác giả đã gửi gắm được toàn bộ lối sống và cái nhìn của mình trước cuộc đời. Thể thơ Nôm độc đáo với nhịp điệu rõ ràng, nhấn mạnh được phong thái hơn người của Nguyễn Công Trứ. Đọc bài thơ, ta thấy thêm cảm phục những người nam nhi đã cống hiến hết mình cho đất nước trong thời kì phong kiến, cũng thấy trân trọng thêm thái độ và tinh thần của tác giả đối với cuộc đời.
Kết bài mẫu 2
Ngày nay, lối sống và cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ có thể cần được tiếp thu một cách cân nhắc. Tuy nhiên, bài thơ Bài ca ngất ngưởng vẫn còn có ý nghĩa, trước hết trong việc khích lệ người đọc hãy sống mạnh mẽ, hãy sống có ích để cuộc đời mình ngày một có ý nghĩa, không chấp nhận một cuộc sống tẻ nhạt, vô nghĩa.
Kết bài mẫu 3
Tóm lại, bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ với âm điệu khẳng định, lối nói đậm tính khẩu ngữ đã thêm một lần nữa cho chúng ta thấy vẻ đẹp nhân cách con người tác giả – một con người tài năng, lí tưởng sống hài hòa giữa cái vì đời và vì mình.
Kết bài mẫu 4
Từ “tay ngất ngưởng”, “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” đến “trong triều ai ngất ngưởng như ông” bài thơ đã nâng lên sự khẳng định, đúng hơn là tự khẳng định một con người tiêu biểu cho một kiểu người có tính chất phi chính thống mang đậm sắc “cái tôi” hiện đại ngang nhiên tồn tại trong lòng xã hội phong kiến.
Kết bài mẫu 5
Cùng với những bài thơ khác như Đi thi tự vịnh, Chí làm trai, Nợ tang bồng, Gánh trung hiếu… Bài thơ Bài ca ngất ngưởng đã một lần nữa vẽ rõ nét chân dung của nhà thơ. Đây chính là phong cách sống, phong cách nghệ thuật của con người và của thơ Nguyễn Công Trứ – phong thái ngất ngưởng.
Kết bài mẫu 6
Tóm lại, với những đặc sắc của thể loại hát nói cùng lối nói đậm tính khẩu ngữ, “Bài ca ngất ngưởng” đã giúp người đọc hình dung về Nguyễn Công Trứ với một phong cách sống, một lối sống đầy cá tính và bản lĩnh. Đồng thời, qua đó đã để lại trong mỗi người nhiều suy ngẫm, nhiều bài học quý giá.
Xem thêm: Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11