Lớp 11

Soạn Sinh 11 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)

Giải bài tập Sinh 11 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo) giúp các em học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức về một số hình thức học tập ở động vật. Đồng thời biết cách trả lời được các các bài tập Sinh 11 trang 132.

Giải Sinh 11 Bài 32 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 11 bài 32, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bạn đang xem: Soạn Sinh 11 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)

Lý thuyết Tập tính của động vật

1. Quen nhờn

Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.

Ví dụ, mỗi khi có bóng đen từ trên cao ập xuống, gà con vội vàng chạy đi ẩn nấp. Nếu bóng đen đó cứ lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm nào thì sau đó khi thấy bóng đen gà con không chạy đi ẩn nấp nữa.

2. In vết

In vết là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim

Ví dụ : Gà con đã in vết xe đồ chơi và đi theo

3. Điều kiện hóa

a. Điều kiện hóa đáp ứng

Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.

Ví dụ :

Paplôp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vật là do trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời.

Giải Sinh 11 bài 30 trang 132

Câu 1

Sưu tập một số tài liệu, tranh ảnh về tập tính của động vật.

Gợi ý đáp án

HS tự sưu tầm tranh ảnh về tập tính động vật.

Định hướng sưu tầm: theo hai hướng.

+ Hướng 1: (Phân loại tập tính) tập tính là bẩm sinh hay học được hay cả hai.

+ Hướng 2: Phân chia thành các nhóm tập tính:

– Tập tính chăm sóc con non

– Tập tính bảo vệ lãnh thổ

– Tập tính kiếm ăn: thời gian kiếm ăn, cách kiếm ăn (đuổi bắt, ngụy trang- rình mồi, ăn xác chết,…)

– Tập tính sinh sản: mùa sinh sản, xây tổ, đánh nhau tranh giành bạn tình, giao hoan,…

– Tập tính di cư

Câu 2

Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?

Gợi ý đáp án

* Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thế khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

* Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ: đảm bảo các cá thể phân bố hợp lí để tồn tại.

Câu 3

Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư, chúng định hướng bằng cách nào?

Gợi ý đáp án

* Nguyên nhân di cư của chim là do thời tiết thay đổi (trời lạnh giá), khan hiếm thức ăn. Chim di cư thường là các loài chim ăn thịt. Khi di cư, chúng định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao địa hình (bờ biển và các dãy núi).

* Nguyên nhân di cư của cá chủ yếu liên quan đến sinh sản. Chúng định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.

Câu 4

Đặc tính nào là quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn?

A – Tính hung dữ.

B – Tính thân thiện.

C – Tính lãnh thổ.

D – Tính quen nhờn

Gợi ý đáp án

Đáp án: A.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!