Lớp 11

Soạn bài Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

“Tiếng nói là người bảo vệ quý nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”. Bài viết “Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

THPT Nguyễn Đình Chiểu mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 11: Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, được đăng tải sau đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Soạn văn Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

I. Tác giả

– Nguyễn An Ninh (1899 – 1943) là một nhà báo, nhà văn đồng thời một nhà yêu nước tiến bộ nổi tiếng đầu thế kỉ XX.

– Ông sinh ra ở quê mẹ – xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc Long An), quê cha ở xã Mỹ Hòa, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).

– Là một trí thứ có học vấn cao rộng, từng học đại học trong nước rồi sang Pháp học ở Đại học Xoóc-bon (Pa-ri), đỗ Cử nhân Luật năm 1920.

– Ông từng làm chủ bút tờ báo yêu nước tiến bộ như Tiếng chuông rè, dịch Khế ước xã hội của Ru-xô và soạn vở tuồng Hai Bà Trưng.

– Văn phong của Nguyễn An Ninh khúc triết, trong sáng, vừa có độ sâu về tư duy văn hóa vừa tràn đầy nhiệt huyết của một người yêu nước gần gũi với đời sống và người lao động.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

Bài “Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” là bài chính luận đặc sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo Tiếng chuông rè năm 1925.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1. Từ đầu đến “mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng”: Hiện tượng học đòi Tây hóa.

– Phần 2. Tiếp theo đến “hay sự bất tài của con người”: Vai trò của tiếng mẹ đẻ với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

– Phần 3. Còn lại: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ dân tộc.

3. Tóm tắt

Một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống “Tây hóa”. Họ bập bẹ năm ba tiếng Tây để làm cho oai nhưng thực chất họ làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. Tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp. Và tiếng Việt rất giàu có chứ không hề nghèo nàn như nhiều người vẫn than phiền. Chính vì vậy, cần học tiếng nước ngoài để thu nhận kiến thức và không khinh rẻ, từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Học tiếng nước ngoài chính là một cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nguyễn An Ninh phê phán những hành vi nào của thói học đòi “Tây hóa”?

– Thích bập bẹ tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình.

– Xây dựng những ngôi nhà có kiểu kiến trúc và trang trí lai căng.

– Từ bỏ văn hóa ông cha và tiếng mẹ đẻ.

Câu 2. Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc?

Tầm quan trọng của tiếng nói đối với vận mệnh của dân tộc: Tiếng nói là người bảo vệ quý nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.

Câu 3. Căn cứ vào đâu, tác giả nhận định tiếng “nước mình” không nghèo nàn?

– Lí lẽ: Nhiều người An Nam chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam.

– Dẫn chứng: ngôn ngữ của Nguyễn Du, người An Nam dịch những tác phẩm Trung Quốc sang tiếng mình mà lại không thể tự viết những tác phẩm tương tự.

Câu 4. Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ “nước mình”?

– Học tiếng nước ngoài nhưng không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ.

– Học tiếng nước ngoài nhưng phải là để làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

Câu 5. Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói sau đây của tác giả có hoàn toàn đúng không: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian”?

– Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói sau đây của tác giả “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian”: đúng nhưng chưa đủ.

– Việc giải phóng dân tộc phải tiến hành trên mọi phương diện, chứ không chỉ riêng về ngôn ngữ.

IV. Tổng kết

– Nội dung: Tiếng nói có vai trò quan trọng đối với một dân tộc, chính vì vậy cần bảo vệ, giữ gìn và khiến nó ngày càng phát triển.

– Nghệ thuật: dẫn chứng cụ thể, ngôn ngữ dễ hiểu…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!