Lớp 2

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức – Tuần 28

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt – Tuần 28 sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết cho từng phần để các em học sinh ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học. Mời các em học sinh cùng theo dõi chi tiết.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 28

A. Đọc – hiểu

Bạn đang xem: Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức – Tuần 28

I. Đọc thầm văn bản sau:

KHỈ VÀ CÁ HEO

Một ngày nọ, các thuỷ thủ bắt tay vào chuẩn bị đồ đạc để ra khơi trên chiếc thuyền buồm, đây sẽ là một hành trình dài. Một thuỷ thủ còn mang theo một chú khỉ lên thuyền.

Thuyền ra khơi lênh đênh giữa biển khơi, bớt ngờ có một cơn bão khủng khiếp kéo tới và làm lật tàu của họ. Toàn bộ các thuỷ thủ đều rơi xuống biển, và cả chú khỉ cũng vậy, nó chắc chắn rằng mình sẽ bị chết đuối.

Đột nhiên một chú cá heo xuất hiện và cứu mạng khỉ. Nó cõng khỉ trên lưng và bơi vào hòn đảo gần nhất để tránh bão.

Hai con vật tìm được một hòn đảo nhỏ, khi tới nơi khỉ xuống khỏi lưng của cá heo. Cá heo hỏi “Bạn đã bao giờ tới một hòn đảo nào như này chưa?”Khỉ liến thoắng trả lời: “Tất nhiên rồi. Bạn biết không, vua của hòn đảo này còn là bạn thân của tớ đấy. Thực ra tớ là hoàng tử khỉ đấy bạn cá heo ạ”. Cá heo biết rằng sự thực không có ai sống trên hòn đảo hoang này cả, nó nói: “Tốt, tốt, thì ra bạn là một hoàng tử cơ đấy! Bây giờ bạn còn có thể trở thành vua nữa cơ!”

Con khỉ hỏi: “Làm thế nào để trở thành vua? ”

Cá heo bắt đầu bơi ra xa, đoạn nó quay lại trả lời khỉ: “Dễ thôi mà bạn khỉ. Bạn là con vật duy nhất trên hòn đảo này, tự nhiên bạn sẽ trở thành vua thôi!”

Khỉ nhận ra sai lầm từ thói khoác lác của mình nhưng đã quá muộn, cá heo đã bơi đi rất xa bỏ lại nó một mình trên hoang đảo.

(Sưu tầm)

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Một thủy thủ đã đem theo thứ gì cùng mình ra khơi?

A. đồ đạc cá nhân

B. áo phao

C. một chú khỉ

Câu 2. Vì sao tàu của các thủy thủ bị lật?

A. do chú khỉ nghịch ngợm

B. do chở quá nhiều người

C. do sóng quá lớn

D. do bão

Câu 3. Ai đã cứu Khỉ?

A. các thủy thủ

B. bác ngư dân

C. bạn cá heo

Câu 4. Bạn Khỉ trong truyện có tính xấu gì? Hãy nói 1 lời khuyên nếu em gặp Khỉ.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

III. Luyện tập:

Câu 5. Gạch một gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, hai gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong khổ thơ sau:

Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh

Chân đi như đập đất.

Câu 6. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả d/r/gi rồi viết lại khổ thơ cho đúng:

Em yêu giòng kênh nhỏ ………………………………………………………..

Chảy dữa hai dặng cây ………………………………………………………..

Bên dì dào sóng lúa ………………………………………………………..

Gương nước in trời mây. ………………………………………………………..

Câu 7. Điền ch/tr vào chỗ chấm:

…….ải đầu ……ải rộng …..ạm gác đụng …..ạm

Câu 8. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:

Phong đi học về[ ]Thấy em rất vui, mẹ hỏi:

– Hôm nay con được điểm tốt à[ ]

Vâng[ ]Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long[ ]Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế [ ]

Mẹ ngạc nhiên:

– Sao con nhìn bài của bạn[ ]

– Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!

(Sưu tầm)

Câu 9. Gạch dưới câu nêu đặc điểm có trong đoạn văn sau:

Chú trống choai đang ngất ngưởng trên đống củi trước sân. Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không đuồn đuột như hồi nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đủ sức giúp chú phốc một cái nhảy tót lén đống củi gọn gàng hơn trước nhiều.

Đáp án Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 28

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Một thủy thủ đã đem theo thứ gì cùng mình ra khơi?

C. một chú khỉ

Câu 2. Vì sao tàu của các thủy thủ bị lật?

D. do bão

Câu 3. Ai đã cứu Khỉ?

C. bạn cá heo

Câu 4. Bạn Khỉ trong truyện có tính xấu gì? Hãy nói 1 lời khuyên nếu em gặp Khỉ.

Bạn Khỉ có tính xấu là nói khoác, khoa trương. Nếu gặp Khỉ em nói rằng: “Bạn nên khiêm tốn”

III. Luyện tập:

Câu 5. Gạch một gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, hai gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong khổ thơ sau:

Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh

Chân đi như đập đất.

Từ chỉ sự vật: Con trâu, lông; cái sừng, chân

Từ chỉ đặc điểm: đen, mượt, vênh vênh, cao lớn, lênh khênh, đập đất.

Câu 6. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả d/r/gi rồi viết lại khổ thơ cho đúng:

Em yêu giòng kênh nhỏ

Chảy dữa hai dặng cây

Bên dì dào sóng lúa

Gương nước in trời mây.

Viết lại như sau:

Em yêu dòng kênh nhỏ

Chảy giữa hai rặng cây

Bên rì rào sóng lúa

Gương nước in trời mây.

Câu 7. Điền ch/tr vào chỗ chấm:

chải đầu; trải rộng; trạm gác; đụng chạm

Câu 8. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:

Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi:

– Hôm nay con được điểm tốt à!

Vâng. Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế.

Mẹ ngạc nhiên:

– Sao con nhìn bài của bạn?

– Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!

(Sưu tầm)

Câu 9. Gạch dưới từ nêu đặc điểm có trong đoạn văn sau:

Chú trống choai đang ngất ngưởng trên đống củi trước sân. Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không đuồn đuột như hồi nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đủ sức giúp chú phốc một cái nhảy tót lên đống củi gọn gàng hơn trước nhiều.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!