Mầm Non - Mẫu Giáo

Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Mầm non

Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Mầm non đươc chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Mầm Non là mẫu báo cáo được sử dụng để ghi nhận quá trình thực tập của sinh viên thuộc chuyên ngành mần non, khoảng thời gian thực tế sinh viên được tiếp cận với môi trường làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Mầm non

BÀI THU HOẠCH
THỰC HÀNH SƯ PHẠM TRƯỜNG MẦM NON

PHẦN I: SƠ YẾU LÝ LỊCH.

1. Họ, tên sinh viên:…………………………………………………………………………………….

Nam, nữ:…………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………………….

Chuyên ngành đào tạo:……………………………………………………………………………….

Lớp:…………………………………………………………………………………………………………..

Khoa: …………………………………….Trường:……………………………………………………..

Hệ đào tạo:…………………………………………………………………………………………………

Khóa đào tạo:…………………………………………………………………………………………….

Thực tập tại nhóm/lớp: Tại trường Mầm Non:………………………………………………….

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô trường …………………..đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy cô. Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian 8 tuần. Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường mầm non đã tạo …………….điều kiện cho em được thực tập ở ngôi trường có đầy đủ điều kiện như vậy để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này.

Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I MỞ ĐẦU

I. LÍ DO VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM:

Viết báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ quan trọng của giáo sinh nhằm thể hiện những hiểu biết của mình sau đợt thực tập, nắm được những kiến thức trong ngành và áp dụng khi ra trường. Đây cũng là một văn bản để nhà trường đánh giá kết quả đạt được của mỗi sinh viên, bên cạnh đó viết báo cáo sẽ giúp sinh viên thực tập củng cố, rút kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy tính chủ động sáng tạo trong bản thân mỗi sinh viên.

Là một người giáo viên mần non tương lai, em nhận thấy nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng chính vì vậy mà thực tập sư phạm là thời gian quan trọng và quí báu để giáo sinh tiếp cận các cháu thâm nhập thực tế giáo dục, tìm hiểu tâm lí tình cảm của các cháu đồng thời trải nghiệm việc thiết kế và thực hiện tiết dạy cũng như công tác chủ nhiệm, thể hiện hiểu biết của mình trong ngành, bổ sung những kiến thức còn thiếu để mình hiểu biết ngày càng tốt hơn.để có thể trao dồi những kinh nghiệm và thực hiện tốt những cong việc được giao một cách tốt hơn. Vì vậy, em viết báo cáo thực tập như một phần củng cố thêm kiến thức chuyên ngành của mình

II. NHIỆM VỤ VIẾT BÁO CÁO

Viết báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, vì thế trong bài báo cáo cần làm rõ được một số nhiệm vụ nổi bật như:

Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường mầm non nơi thực tập

Dự giờ giảng mẫu, soạn giáo án, thực tập công tác chủ nhiệm, công tác quản lý nhóm lớp

Tham gia đón trả trẻ, trao đổi với phụ huynh

Tham gia trang trí lớp học theo chủ điểm

Cùng sinh hoạt, vui chơi với trẻ

Những kết quả đạt được sau đợt thực tập

Phương hướng phấn đấu

PHẦN II
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO

I. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG THỰC TẬP

1. Giới thiệu về trường

Trường Mầm non ……………………………….. Trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục mầm non kết hợp với sự chăm sóc tận tình và phương pháp giảng dạy tiên tiến. Chính vì vậy, quý phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi gửi gắm các bé ở Trường Mầm non.

Toàn trường có 50 giáo viên, trường có 16 phòng học

* Phòng chức năng gồm:

– phòng âm nhạc

– 1phòng hội trường

* Phòng làm việc:

– 1 phòng Hiệu Trưởng

– 1phòng phó Hiệu Trưởng

– 1 phòng hành chánh

– 1 phòng y tế

– phòng công đoàn

– phòng thư viện

Hàng tháng nhà trường có tổ chức thao giảng, dự giờ, phát động thi đua làm đồ dung dạy học. đồ chơi, các sản phẩm hoạt động tổ chức dạy học, thi hát dân ca và các hoạt động giảng dạy khác.

Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra công tác giảng dạy, tổ chức cho giáo viên họp các buổi họp chuyên môn, trao đổi các vấn đề và hoạt động chính trị.

Từ đầu năm tới nay trường đã thực hiện được các chuyên đề: hoạt động vui chơi, phát triển ngôn ngữ với các mô hình đồ chơi.

Trường đã thực hiện được các phong trào như: làm đồ dung đồ chơi, phát triển ngôn ngữ, phong trào thi đua xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực được thực hiện rất tốt.

Tổ chức khám định kì cho cháu, về biện pháp phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường, đồ dùng, đồ chơi.

Cho cháu ăn đủ chất tăng cường lượng ăn uống các chất giàu vitamin c, phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh phải báo với phụ huynh để đưa con về nhà chăm sóc.

Dùng các biện pháp và tuyên truyền chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, béo phì.

Đối với trẻ suy dinh dưỡng hàng tháng phải theo dõi cân nặng, phải cho trẻ uống thêm sữa.

2. Thuận lợi và khó khăn

  • Thuận lợi:

Tập thể trường luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trong công tác chuyên môn nhà trường luôn nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng mầm non Sở. Trong công tác chính trị luôn nhận sự quan tâm, phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường với các cấp Đảng ủy phường Bồ Đề. Trong công tác xã hội hóa giáo dục luôn có sự quan tâm, phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và các cơ quan hưu quan. Cơ sở nhà trường mới được nâng cấp, cải tạo khu vệ sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồ dùng, dụng cụ được trang bị đầu tư đúng mức. Chế độ giáo viên, công nhân viên được đảm bảo, giải quyết kịp thời phần nào đội ngũ yên tâm công tác.

  • Khó khăn:

Giáo viên có con nhỏ nhiều, ít nhiều ảnh hưởng đến ngày công và chất lượng công tác. Một vài giáo viên chưa tế nhị trong công việc giao tiếp với phụ huynh, gây phiền hà cho phụ huynh. Năm đầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới còn nhiều lúng túng, tài liệu, ấn phẩm cho trẻ còn chưa kịp thời.

3. Thu hoạch và tác dụng của công tác này

Với tinh thần học hỏi, thái độ hòa nhã thân thiện, sau một thời gian về thực tập và tìm hiểu về trường, về môi trường học tập, môi trường làm việc của nhà trường thì đã giúp bản thân có những kinh nghiệm thực tế và quý báu.

Qua tìm hiểu thực tế thì tôi thấy nhà trường là một cơ sở có đủ những điều kiện tốt nhất để đón đoàn sinh viên về thực tập

Giáo viên phụ trách hướng dẫn tận tình cho giáo sinh thực tập tại trường, giúp giáo sinh có thể thực hiện tốt công tác soạn giảng, quản lý trẻ và chủ nhiệm lớp. Đây chính là nền tảng, là cơ sở giúp em hoàn thành tốt công việc giáo dục tre trong tương lai.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Mầm Non – Mẫu Giáo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!