Lớp 9

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nói với con

Bài thơ Nói với con của Y Phương giúp chúng ta cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, niềm tự hào về quê hương, đất nước, cùng ý chí vươn lên trong cuộc sống mà nhà thơ muốn gửi gắm qua đó.

Nói với con

Bạn đang xem: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nói với con

Vậy bài thơ Nói với con sáng tác trong hoàn cảnh nào? Bài thơ Nói với con ra đời năm bao nhiêu? Bài thơ Nói với con ra đời như thế nào? Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của THPT Nguyễn Đình Chiểu để nắm rõ hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Nói với con, củng cố kiến thức môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Hoàn cảnh sáng tác bài Nói với con – Mẫu 1

Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

Nhà thơ tâm sự: “Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn… Bài thơ là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con, còn là tâm sự với chính mình…..Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo,đói khổ bằng văn hóa”.

Từ hiện thực khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này để tâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này.

Hoàn cảnh sáng tác bài Nói với con – Mẫu 2

Bài thơ Nói với con được viết năm 1980. In trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985.

Những năm 80 của thế kỉ XX đời sống của nhân dân thiếu thốn (đặc biệt với đồng bào dân tộc miền núi) Những viên chức dựa vào đồng lương ít ỏi. Có nhiều người tốt làm ăn lương thiện và cũng không ít người bị tha hoá biến chất như buôn gian, trốn đi nước ngoài … Từ thực tế khó khăn ấy ông làm bài thơ để tâm sự với mình, động viên mình đồng thời để nhắc nhở con cháu…

Bố cục bài thơ Nói với con

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: Người cha nói với con về tình cảm cội nguồn.
  • Phần 2. Còn lại: Người cha nói với con về truyền thống cao đẹp của quê hương, mong muốn con tiếp nối truyền tống đó.

Giới thiệu về nhà thơ Y Phương

– Y Phương sinh năm 1948.

– Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày.

– Quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

– Năm 1968, ông nhập ngũ và phục vụ trong quân đội đến năm 1981 thì chuyển về công tác ở Sở Văn hóa – thông tin tỉnh Cao Bằng.

– Năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. , Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.

– Năm 2007, Y Phương được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

– Thơ ông mạnh mẽ, chân thật và trong sáng với cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

– Một số tác phẩm: Nói với con (1980), Người núi hoa (1982), Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (2002)…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!