Thi THPT Quốc Gia

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 – 2022 sở GD&ĐT Tây Ninh

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 – 2022 sở GD&ĐT Tây Ninh bao gồm đề thi môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh có đáp án kèm theo, giúp các em dễ dàng so sánh kết quả bài thi của mình.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 – 2022 sở GD&ĐT Tây Ninh diễn ra trong 2 ngày 7/6 và 8/6/2021. Sáng 7/6 thi môn Ngữ văn, chiều thi môn Tiếng Anh, còn sáng 8/6 thi môn Toán. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết:

Bạn đang xem: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 – 2022 sở GD&ĐT Tây Ninh

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2021 Tây Ninh

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2021 Tây Ninh

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2021 Tây Ninh

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2021 Tây Ninh

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2021 Tây Ninh

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2021 Tây Ninh

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2021 Tây Ninh

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2021 Tây Ninh

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2021 Tây Ninh

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2021 Tây Ninh

Đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2021 Tây Ninh

Đề thi vào lớp 10 môn Toán năm 2021 Tây Ninh

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Tiếng Anh năm 2021 Tây Ninh

Đáp án mã đề 628

Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a
1 A 11 D 21 B 31 C
2 C 12 B 22 C 32 B
3 A 13 C 23 C 33 C
4 D 14 A 24 D 34 A
5 B 15 B 25 D 35 A
6 B 16 A 26 A 36 C
7 D 17 D 27 C 37 D
8 B 18 D 28 C 38 A
9 C 19 D 29 C 39 B
10 B 20 D 30 A 40 C

Đáp án mã đề 743

Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a
1 D 11 C 21 A 31 C
2 D 12 C 22 B 32 A
3 D 13 A 23 C 33 B
4 B 14 C 24 C 34 A
5 A 15 B 25 B 35 B
6 C 16 D 26 B 36 D
7 D 17 A 27 B 37 A
8 D 18 A 28 C 38 D
9 A 19 C 29 D 39 B
10 C 20 D 30 B 40 B

Mã đề 628

Mã đề 628

Mã đề 628

Mã đề 628

Mã đề 628

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2021 Tây Ninh

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Tây Ninh năm 2021

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2:

Tác dụng: đưa ra những chi tiết về đức tính giản dị trong cả cuộc sống và công việc của Bác.

Câu 3. HS tự rút ra bài học cho bản thân.

Gợi ý:

– Rèn luyện lối sống giản dị

– Sống tiết kiệm

II. Phần làm văn

Câu 1.

Mở bài:

Một trong những yếu tố quan trọng để chúng ta có thể đạt đến thành công và được mọi người tôn trọng chính là đức tính thật thà.

Thân bài:

Thật thà là gì?

  • Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên, không giả dối, không giả tạo.
  • Thật thà nghĩa là tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật, luôn nói ra sự thật dù có làm mất lòng ai.
  • Người thật thà không gian dối, không làm sai lệch sự thật, luôn ngay thẳng nhận lỗi, sống đàng hoàng, không tham của người khác và không phủi bỏ trách nhiệm của chính mình.
  • Ở học sinh, sự thật thà được thể hiện qua không chỉ hành động mà còn ở lời nói. Không gian lận trong thi cử, làm đúng với sức mình và không biện minh cho những lỗi lầm của mình. Không đổ lỗi cho bạn bè để trốn trách nhiệm của bản thân. Thật thà và trung thực là đức tính để mọi người có thể tin tưởng mình và giao công việc.

Tại sao phải biết sống thật thà?

  • Thật thà là một phẩm đức tốt đẹp. Nó không chỉ khiến cho mình được mọi người tin tưởng mà còn được tôn trọng.
  • Thật thà là không sợ sệt gì cả, còn những người ngược lại thì lúc nào cũng lo sợ và phải che dấu toàn bộ sự thật.

Rèn luyện đức tính thật thà như thế nào?

  • Thật lòng với một người tốt, họ đáp lại tấm lòng của chúng ta, cùng nhau đi qua khó khăn và tiến tới thành công.
  • Đừng im lặng, đừng thật thà với người xấu mà hãy lên tiếng để bảo vệ cho sự thật.
  • Chúng ta hãy tập không nói dối, tập trở thành một con người có trách nhiệm và tập thông cảm cho người khác.
  • Rèn luyện đức tính thật thà từ khi còn là học sinh bởi nếu như trong việc học mà ta còn gian lận thì sau này ra xã hội, làm sao ta có thể sống đúng đắn, có thể chấp nhận sự thật được.

Phê phán: Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống thiếu thật thà. Vì lợi ích của bản thân, vì nỗi sợ hãi, họ sẵn sàng lừa dối người khác để có phần nhiều hơn hoặc an toàn hơn. những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức:

  • Là học sinh, phải luôn trung thực trong thi cử, tự tiến lên bằng chính sự hiểu biết và sức học của mình.
  • Trong học tập, tính thật thà, trung thực là hai điều thiết yếu nhất để tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

Kết bài:

Albert Einstein từng nói: “Người không coi trọng sự thật trong những vấn đề tiểu tiết cũng không tin cậy được trong việc lớn”. Hãy sống một cuộc sống chân thật và trung thực bạn nhé.

Câu 2.

Dàn ý tham khảo

1. Giới thiệu chung

– Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

– “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980.

– Đoạn thơ nói về cuội nguồi sinh thành và nuôi dưỡng con khôn lớn.

2. Phân tích

– Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con trước hết là gia đình:

“Chân phải bước tới cha

Hai bước tới tiếng cười”

+ Những hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình: “chân phải/ chân trái/ một bước/ hai bước” đã khắc họa những bước chân trẻ thơ chập chững, non nớt. Đó là hình ảnh con với những bước đi đầu tiên trong cuộc đời.

+ Thủ pháp liệt kê “tiếng nói/cười”, “tới cha/mẹ” gợi hình ảnh em bé đang tuổi tập nói, tập đi, gợi không khí gia đình ấm áp, yêu thương. Qua đó, ta cũng cảm nhận được ánh mắt dõi theo, khích lệ và vòng tay đón đợi, sẵn sàng nâng đỡ con của người cha, người mẹ.

=> Qua lối miêu tả giản dị, người cha nói với con: gia đình chính là cội nguồn tinh thần, nuôi dưỡng con, là cái nôi cho con những yêu thương, ấm áp đầu đời.

=> Đoạn thơ còn mang ý nghĩa khái quát: Con phải học nói, học đi, để khôn lớn trưởng thành. Trên hành trình ấy, sự vững vàng “một bước/ hai bước”, sự hiểu biết “tiếng nói/cười” đều có được do công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Vì thế, con không được phép quên công lao của mẹ cha.

– Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con còn là quê hương:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

…Con đường cho những tấm lòng”

+ “Người đồng mình”, cuộc sống lao động, nếp sinh hoạt hàng ngày và không gian sống: cánh rừng, con đường về nhà, về bản -> mang đến tình yêu quê hương xứ sở.

+ Những hình ảnh giàu sức gợi: “đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động được trang trí đẹp đẽ, vừa gợi đôi bàn tau cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của con người. “Vách nhà ken câu hát”: tả thực sinh hoạt văn hóa của người đồng mình, tả cảnh hát cho nhau nghe tràn đêm, suốt sáng khiến vách nhà như được ken dày những câu hát say sưa, tinh tế; gợi tâm hồn tinh tế, phong phú, tràn đầy lạc quan của người đồng mình.

+ Thủ pháp nhân hóa: “rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, qua đó ngợi ca sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” gợi được tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở.

=> Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành.

– Con còn lớn khôn từ những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc nhất của cha mẹ:

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

+ “Ngày cưới” – “ngày đẹp nhất”: vì cha mẹ không chỉ tìm thấy nhau mà còn gắn bó khăng khít; là ngày minh chứng cho tình yêu, hạnh phúc; là hình ảnh của một gia đình đầm ấp, yêu thương.

+ Từ đó, con được sinh ra, lớn lên trong những điều kì diệu nhất, đẹp đẽ nhất trong đời. Con là quả ngọt của tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc của gia đình.

3. Tổng kết

– Nội dung:

+ Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Nguồn cội con được sinh ra không chỉ là kết tinh tình yêu của cha mẹ, mà còn là của quê hương, bởi vậy con không được quên ơn cha mẹ và quê hương mình.

+ Bộc lộ tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào về người đồng mình của tác giả.

– Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồn nhiên, sinh động của người miền núi. Giọng điệu khi ân cần, tha thiết; khi mạnh mẽ, nghiêm khắc.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Tây Ninh năm 2021

Sở GD&ĐT Tây Ninh

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2020 – 2021

Ngày thi: 7 tháng 6 năm 2021
Môn: Ngữ Văn (không chuyên)
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

(Trích “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”, Phạm Văn Đồng SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr.55, NXB GDVN, 2005)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phép liệt kê và nêu tác dụng diễn đạt của phép liệt kê đó trong đoạn trích trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy rút ra một bài học có ý nghĩa cho bản thân.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính thật thà.

Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của em trong đoạn thơ sau đây:

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng minh yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

(Trích “Nói với con” – Y Phương. SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr72, NXB GDVN, 2005)

Từ đó, em hãy nêu lên suy nghĩ về lòng biết ơn đối với cha mẹ và quê hương.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Thi THPT Quốc Gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!