Lớp 10

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập Ngữ văn 10 học kì 1 năm 2021 – 2022 giúp các bạn củng cố và hệ thống lại kiến thức để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi học kì 1 sắp tới.

Đề cương Ngữ văn lớp 10 học kì 1 bao gồm ma trận đề thi kèm theo tóm tắt toàn bộ kiến thức trọng tâm về đọc văn, phần tiếng việt và phần tập làm văn trong chương trình Văn 10 học kì 1. Thông qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, ôn luyện củng cố kiến thức để đạt kết quả cao cho kỳ thi học kì 1 lớp 10 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm: Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021 – 2022, Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021 – 2022. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bạn đang xem: Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021 – 2022

I. Ma trận đề thi học kì 1 Văn 10

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc hiểu

Văn bản

(ngữ liệu ngoài sgk, khoảng 50- 300 chữ.)

­ Nhận biết những thông tin chính của đoạn trích (phương thức biểu đạt, thể loại, tóm tắt nội dung văn bản…).

– Hiểu ý nghĩa của từ ngữ, sự việc, chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích.

– Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ

Viết đoạn văn ngắn trình bày quan điểm về một vấn đề tư tưởng, hiện tượng đời sống.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

1

10%

1

1,0

10%

1

1,0

10%

3

3

30%

II. Làm văn

Viết bài văn nghị văn học

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)

– Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về một đoạn thơ, bài ca dao/hình tượng/ vấn đề nội dung/nghệ thuật… của bài thơ, bài ca dao

– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, hệ thống ý rõ ràng.

– Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

– Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc.

– Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;

– Nhận xét về tư tưởng/cách thể hiện độc đáo/ phát hiện mới mẻ của tác giả/cái tôi trữ tình/ý nghĩa thời đại…

– Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

20%

2

20%

2

20%

1

10%

1

7

70%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ

3,0

30%

3,0

30%

3,0

30%

1

10%

4

10,0

100%

II. Văn học sử

1. Tổng quan văn học Việt Nam: Cần nắm được:

– Những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).

– Các thể loại văn học.

– Con người Việt Nam qua văn học: con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên, trong quan hệ quốc gia dân tộc, trong quan hệ xã hội, ý thức về bản thân.

2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam: nắm được:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:

+ Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng.

+ Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.

+ Văn học dân gian gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

– Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam: gồm 12 thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đối, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.

– Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:

+ Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.

+ Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.

+ Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.

3. Khái quát văn học Việt Nam từ TK X-hết TK XIX: cần nắm được:

– Các thành phần và các giai đoạn phát triển.

– Những đặc điểm lớn về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.

– Những đặc điểm lớn về nghệ thuật:

+ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.

+ Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

III. Phần đọc văn

1. Chiến thắng Mtao-Mxây: Cần nắm được:

– Phân loại sử thi: sử thi anh hùng và sử thi thần thoại.

– Tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn.

– Phân tích được:

+ Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.

+ Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.

+ Cảnh ăn mừng chiến thắng.

→ Qua đó, thấy được lẽ sống và niềm vui của người anh hùng chỉ có trong cuộc chiến đấu vì danh dự, vì hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng.

2. An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ: Cần nắm được:

– Đặc điểm của thể loại truyền thuyết: lịch sử được kể lại trong truyền thuyết đã được khúc xạ qua những hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì làm nên sức hấp dẫn của truyện.

– Phân tích được nhân vật: An Dương Vương, Mỵ Châu, và chi tiết: ngọc trai giếng nước.

– Ý nghĩa của truyện: từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mỵ Châu-Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút và trao truyền lại cho thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước.

3. Uy-lít-xơ trở về: Cần nắm được:

– Vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hy Lạp, cụ thể là của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp thể hiện qua cảnh đoàn tụ vợ chồng sau 20 năm xa cách.

– Phân tích được tâm lí nhân vật qua các đối thoại trong cảnh gặp mặt.

– Thấy được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn.

4. Ra-ma buộc tội: cần nắm được:

– Quan niệm của người Ấn Độ cổ về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng qua hai nhân vật Rama và Xita.

– Nhân vật Ra-ma: là người trọng danh dự, dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực.

– Nhân vật Xi-ta: là người phụ nữ rất mực trong sáng, thuỷ chung, sẵn sàng bước qua mạng sống của mình để chứng tỏ tình yêu và đức hạnh thuỷ chung.

5. Tấm Cám: cần nắm được:

– Phân loại truyện cổ tích: gồm ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt.

– Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì: có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của truyện.

– Tóm tắt được cốt truyện.

– Diễn biến mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám khi ở trong gia đình và ngoài xã hội.

– Ý nghĩa của quá trình biến hoá của Tấm( từ kiếp người hoá kiếp liên tiếp thành con vật, cây, đồ vật mà trở về kiếp người): thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác.

– Đặc sắc nghệ thuật: thể hiện ở sự chuyển biến của Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.

6. Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày: Cần nắm được:

– Ý nghĩa của truyện Tam đại con gà: phê phán thói giấu dốt. Ngoài ra còn ngầm khuyên răn mọi người không nên giấu dốt mà hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.

– Ý nghĩa của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: phê phán thói tham nhũng của lí trưởng trong việc xử kiện. Qua đó thấy được tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào việc kiện tụng.

7. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa:

* Bài 1 và 2:

– Nội dung: là lời than của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp.

– Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ.

* Bài 3:

– Nội dung: là lời than đầy chua xót, đắng cay của người bị lỡ duyên xa cách. Dầu vậy ta vẫn nhận thấy tình cảm thuỷ chung sắt son của con người bình dân Việt Nam xưa.

– Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, lối đưa đẩy gợi cảm hứng

* Bài 4:

– Nội dung: thể hiện nỗi nhớ thương da diết của cô gái đối với người yêu. Đồng thời đó còn là niềm lo âu về hạnh phúc lứa đôi.

– Nghệ thuật: các hình ảnh biểu tượng( khăn, đèn, mắt), lặp cú pháp.

* Bài 5:

– Nội dung: thể hiện tình yêu cùng khao khát yêu thương của người con gái.

– Nghệ thuật:hình ảnh biểu tượng độc đáo: cầu dải yếm.

* Bài 6:

– Nội dung; khẳng định sự gắn bó thuỷ chung của con người.

– Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng: gừng cay- muối mặn.

7. Ca dao hài hước:

* Bài 1:

– Nội dung: lời dẫn cưới và thách cưới của chàng trai, cô gái.

– Nghệ thuật: lối nói khoa trương, phóng đại; lối nói giảm dần; cách nói đối lập.

– Ý nghĩa: là tiếng cười tự trào của người bình dân trong cảnh nghèo, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động dù trong cảnh nghèo vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ham sống.

* Bài 2, 3:

– Nội dung: phê phán, chế giễu những chàng trai không có chí khí, những chàng trai siêng ăn nhác làm.

– Nghệ thuật: phóng đại, đối lập.

* Bài 4:

– Nội dung: chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.

– Nghệ thuật: phóng đại, đối lập.

8. Lời tiễn dặn: Cần nắm được:

– Nội dung:

+ Tâm trạng của chàng trai và cô gái qua sự mô tả của chàng trai trên đường tiễn dặn.

+ Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà người yêu.

– Nghệ thuật: lặp cú pháp, điệp từ, điệp ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm trạng giàu cảm xúc.

9. Tục ngữ: cần nắm được nghĩa các cụm từ trong các câu tục ngữ.

– Nghĩa đen và nghĩa bóng của các câu tục ngữ

– Chủ đề của câu tục ngữ

– Phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam qua các câu tục ngữ.

– Nội dung của tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm, phản ánh tư tưởng, lối sống của cộng đồng.

– Nghệ thuật: Lời nói có tính nghệ thuật.

10. Xúy Vân giả dại:– Cần nắm được nội tâm nhân vật Xúy Vân được thể hiện đặc sắc qua đoạn trích.

– Phản ánh hiện thực XHPK về chế độ thi cử, về thân phận người phụ nữ…

11. Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão): nắm được:

– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

– Vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả.

– Vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng ba quân với sức mạnh và khí thế hào hùng. Cần thấy rằng vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau.

– Hình ảnh hoành tráng, có sức biểu cảm mạnh mẽ, thiên về gợi tả.

12. Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi): nắm được:

– Bức tranh thiên nhiên sinh động, giàu sức sống.

– Bức tranh cuộc sống con người: ấm no, thanh bình.

– Qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống là vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.

13. Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm): nắm được:

– Chân dung cuộc sống: cuộc sống thuần hậu, chất phác, thanh đạm, thuận tự nhiên.

– Chân dung nhân cách: lối sống thanh cao, tìm sự thư thái trong tâm hồn, sống ung dung, hoà nhập với tự nhiên; trí tuệ sáng suốt, uyên thâm khi nhận ra công danh, phú quý như một giấc chiêm bao, cái quan trọng là sự thanh thản trong tâm hồn.

14. Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du): nắm được:

– Bài thơ là tiếng khóc xót thương cho số phận của một con người bất hạnh (Tiểu Thanh) và cũng là tiếng khóc tự thương cho chính cuộc đời mình (Nguyễn Du) cũng như bao con người tài hoa trong xã hội từ xưa đến nay..

– Nỗi niềm trăn trở và cả khát vọng kiếm tìm tri âm của Nguyễn Du.

– Như vậy, cùng với những người phụ nữ tài hoa mệnh bạc trong một số sáng tác của mình, Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại: không chỉ quan tâm đến những người dân khốn khổ đói cơm rách áo mà còn quan tâm đến những người làm ra giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công, tàn tệ, gián tiếp nêu vấn đề về sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hoá tinh thần.

IV. Phần Tiếng Việt:

1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nắm được:

– Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

– Hai quá trình hình thành hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:

+ Tạo lập văn bản.

+ Lĩnh hội văn bản.

– Các nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp:

+ Nhân vật giao tiếp.

+ Hoàn cảnh giao tiếp.

+ Nội dung giao tiếp.

+ Mục đích giao tiếp.

+ Phương tiện và cách thức giao tiếp.

– Phân tích được các nhân tố giao tiếp trong một văn bản cụ thể.

2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: nắm được:

Các đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết( trên cơ sở so sánh các đặc điểm khác nhau về hoàn cảnh sử dụng, các phương tiện diễn đạt cơ bản, các yếu tố hỗ trợ, về từ ngữ và câu văn).

3. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: nắm được:

– Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.

– Khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc trưng cơ bản( tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể).

– Phân tích được các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong một văn bản sinh hoạt cụ thể.

4. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ: nắm được:

– Nắm được khái niệm phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

– Nhận biết được phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong các bài tập.

V. Phần Tập làm văn.

1. Văn bản: nắm được:

– Khái niệm và đặc điểm văn bản.

– Các loại văn bản được phân theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.

– Phân tích được các đặc điểm của văn bản trong một văn bản cụ thể.

2. Lập dàn ý bài văn tự sự: nắm được:

– Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự, các yêu cầu trong quá trình lập dàn ý.

– Lập được một dàn ý cho bài văn tự sự cụ thể.

3. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự: nắm được:

– Khái niệm chi tiết, sự việc tiêu biểu và vai trò của chúng trong một bài văn tự sự.

– Biết cách lựa chọn một số chi tiết, sự việc tiêu biểu trong một văn bản tự sự cụ thể.

4. Miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự: nắm được:

– Khái niệm: miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự.

– Khái niệm: quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và vai trò của chúng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

– Chỉ ra được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, quan sát, tưởng tượng, liên tưởng trong một văn bản tự sự cụ thể.

5. Luyện tập viết đoạn văn tự sự: nắm được:

– Khái niệm đoạn văn và nhiệm vụ của các loại đoạn văn trong văn bản tự sự.

– Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.

– Viết một đoạn văn tự sự cụ thể.

– Khái niệm đoạn văn và nhiệm vụ của các loại đoạn văn trong văn bản tự sự.

– Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.

– Viết một đoạn văn tự sự cụ thể.

6. Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính: nắm được:

– Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

– Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

– Tóm tắt một văn bản tự sự cụ thể (đã học) theo nhân vật chính.

7. Trình bày một vấn đề: nắm được:

– Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.

– Các công việc chuẩn bị cho việc trình bày một vấn đề.

– Cách trình bày một vấn đề cụ thể.

VI. Đề minh họa thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn

Ma trận đề thi học kì 1 Văn 10

SỞ GD&ĐT …….

TRƯỜNG THPT……….

KỲ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 – 2022

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: //2021

Mức độ /

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc –hiểu

Tác giả,tác phẩm, xuất xứ của tác phẩm,thể loại

Nắm được nội dung các chi tiết trong văn bản

Nhận xét về giá trị nội dung trong văn bản

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5 đ

5%

1

0,5 đ

5 %

1

1 đ

10 %

3 câu

2,0 đ

20 %

II. Làm văn

NLXH

Viết được đoạn văn NLXH

1 câu

2,0 đ

20%

Tự sự (biểu cảm)

Viết được bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm( hoặc bài văn biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả)

1 câu

6,0 đ

60%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2 câu

7,0 đ

70 %

2 câu

7,0 đ

70%

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ

5câu

10 điểm

100 %

Đề thi học kì 1 Văn 10

A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (2 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

“Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện.Cải sợ kém thế lót trước cho thầy lí năm đồng. Khi xử kiện thầy lí nói :

-Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

Cải vội xòe tay năm ngón, ngảng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:

-Xin xét lại , lẽ phải về con mà!

Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt nói :

-Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày”

(Theo tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

Câu 2 (0,5 điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có ý nghĩa gì?

Câu 3 (1 điểm): Từ “ phải” trong văn bản có ý nghĩa gì? Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nào qua từ “phải”?

B. PHẦN LÀM VĂN: (8 điểm)

Câu 1. Nghị luận xã hội: (2 điểm)

Suy nghĩ về nhường nhịn trong cuộc sống con người.

Câu 2. Nghị luận văn học: (6 điểm)

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn

A. PHẦN ĐỌC – HIỂU :

Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt tự sự

Câu 2(0,5 điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có nghĩa là : số tiền bỏ ra phải gấp đôi

Câu 3 (1 điểm): “Phải” một là lẽ phải, cái đúng

“Phải” hai : bắt buộc, là số tiền cần phải có

Nghệ thuật : chơi chữ

B. PHẦN LÀM VĂN TỰ SỰ (8 điểm):

1. Nghị luận xã hội: (2 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 100 chữ

– Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau:

+ Nhường nhịn được coi là phương châm đối nhân xử thế hàng ngày.

+ Đức tính nhường nhịn được thể hiện ở một con người điềm đạm khoan dung vị tha và họ luôn được mọi người yêu quý nhưng rất kính trọng.

+ Nhường nhịn có nghĩa là cảm thông thông cảm và tha thứ cho nhau.

+ Người biết suy xét kĩ biết nhường nhịn sẽ giúp họ làm chủ được mình “một điều nhịn là chín điều lành”. Họ có những lời nói cử chỉ hành động nhẹ nhàng từ tốn.

2. Nghị luận văn học: (6 điểm) Văn Biểu cảm

1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn biểu cảm

– Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng ; có chính kiến, có tính biểu cảm. Hạn chế tối đa các lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

– Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ.

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau:

– Tấm tiêu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương, chịu khó, siêng năng, chăm chỉ,…

– Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống “Mẹ ghẻ con chồng”.

– Nhưng đôi khi ta lại lại bắt gặp hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động.

– Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình.

– Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình, không cần Bụt, Tiên nữa.

– Hình ảnh cô Tấm giúp phần nào phản ánh được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.

* Lưu ý:

– Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

– Nếu học sinh có suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!