Thi THPT Quốc Gia

Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi THPT Quốc gia 2022

Nghị luận văn học là một phần quan trọng trong cấu trúc của bài thi môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia.

Cách làm các dạng đề nghị luận văn học
Cách làm các dạng đề nghị luận văn học

Chính vì vậy, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu tài liệu Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi THPT Quốc gia 2022, vô cùng hữu ích. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo ngay sau đây.

Bạn đang xem: Cách làm các dạng đề nghị luận văn học đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi THPT Quốc gia 2022

Các dạng đề nghị luận văn học

1. Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

2. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

3. Nghị luận về một nhân vật, chi tiết trong tác phẩm văn học

4. Phân tích tình huống truyện

5. So sánh, đối chiếu: Hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng, hai đoạn thơ, hai hay nhiều bài thơ…

6. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

7. Tích hợp nghị luận xã hội

Cách làm các dạng đề nghị luận văn học

1. Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

a. Tìm hiểu chung

– Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

– Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận, của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

– Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ, và lập luận thuyết phục.

– Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

b. Cách làm

– Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

– Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

  • Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
  • Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
  • Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

– Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ, và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

– Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

2. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

a. Tìm hiểu chung

– Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

– Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu… Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

– Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành của người viết.

b. Cách làm

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các thành phần:

  • Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
  • Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
  • Kết bài: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm.

3. Nghị luận về nhân vật, chi tiết hoặc hình tượng

a. Tìm hiểu chung

Nhân vật, chi tiết hay hình tượng là một trong những yếu tố làm nên một tác phẩm văn học.

b. Cách làm

(1) Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
  • Nêu nhân vật (chi tiết) cần nghị luận.

(2) Thân bài

– Tóm tắt tác phẩm (dẫn dắt đến chi tiết với dạng bài nghị luận về chi tiết).

– Giới thiệu, phân tích các đặc điểm của nhân vật: Lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ hành động… (Bỏ qua phần này với đề chi tiết)

– Vai trò của nhân vật/chi tiết đối với tác phẩm: thể hiện nội dung tác phẩm (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo…); thể hiện nghệ thuật tác phẩm (điểm nhìn, tình huống, tâm lí).

(3) Kết bài

Đánh giá vai trò của nhân vật/chi tiết đối với sự thành công của tác phẩm.

4. Phân tích tình huống truyện

a. Tìm hiểu chung

Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện.

b. Cách làm

(1) Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
  • Dẫn dắt giới thiệu về tình huống truyện.

(2). Thân bài

– Nêu ra tình huống truyện trong tác phẩm.

– Ý nghĩa của tình huống truyện trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

(3) Kết bài

Khẳng định giá trị của tình huống truyện.

5. Các dạng đề so sánh văn học

a. Tìm hiểu chung

Một số dạng đề so sánh:

  • So sánh hai chi tiết
  • So sánh hai đoạn thơ
  • So sánh hai đoạn văn
  • So sánh hai nhân vật
  • So sánh cách kết thúc hai tác phẩm
  • So sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm

b. Cách làm

b.1. Cách 1: Lần lượt phân tích hai văn bản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau.

– Dàn ý:

(1) Mở bài:

Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.

(2) Thân bài

– Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1.

– Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2.

– So sánh:

  • Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật
  • Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học

(3) Kết bài

Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

b.2. Cách 2: So sánh trên mọi bình diện của hai đối tượng.

(1) Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

(2) Thân bài:

– Điểm giống nhau

  • Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
  • Luận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
  • Luận điểm …..

– Điểm khác nhau:

  • Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
  • Luận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
  • Luận điểm…..

(3) Kết bài

Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

6. Nghị luận về ý kiến văn học

a. Tìm hiểu chung

Nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học là việc thể hiện quan điểm, chính kiến của mình bằng việc sử dụng kết hợp và linh hoạt các thao tác nghị luận: giải thích, bình luận, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ.

b. Cách làm

(1) Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về ý kiến văn học.

(2) Kết bài

* Giải thích ý kiến

– Giải thích cắt nghĩa từng cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài.

– Giải thích, làm rõ nội dung vấn đề cần bàn luận.

* Phân tích, bình luận

– Ý kiến đúng hay sai?

– Nguyên nhân?

– Lí giải qua tác phẩm văn học

* Mở rộng, đánh giá ý kiến với vấn đề trong cuộc sống.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị của ý kiến văn học.

7. Tích hợp nghị luận xã hội

a. Tìm hiểu chung

Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là một dạng đề tích hợp giữa làm văn và đọc văn.

b. Cách làm

(1) Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm văn học

(2) Thân bài

– Phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học.

– Dẫn dắt đến vấn vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Thi THPT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!