Lớp 11

Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2020 – 2021

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2020 – 2021 gồm 3 đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Công nghệ có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 11 làm quen với cấu trúc đề thi. Đồng thời cũng là tài liệu bổ ích, giúp quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị ra đề thi cho học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề thi học kì 2 môn Ngữ văn, đề thi học kì 2 môn Toán.

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2020 – 2021

Ma trận đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 11

Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao

Chương III. Vật liệu cơ khí

Biết được tính chất đặc trưng về cơ học của vật liệu chế tạo cơ khí (7)

Số câu:1

Số điểm: 0,5

Số câu:1

Số điểm:0,5

Số câu:

Số điểm:

Số câu:

Số điểm:

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ:5 %

Chương V. Đại cương về ĐCĐT

Biết tên các thuật ngữ về ĐCĐT?(1TL)

Hiểu được số vòng quay của trục khuỷu trong 1 chu trình làm việc động cơ 4 kì (1)

Số câu:2

Số điểm: 2,5

Số câu:1

Số điểm;2

Số câu:1

Số điểm:0.5

Số câu:

Số điểm:

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ:25%

Chương 6: Cấu tạo của động cơ đốt trong.

– Biết được bộ phận nào dẫn hướng cho pittong (4)

– Biết được môi chất đi vào kì nạp Đcơ Điêzen (5)

Hiểu được nhiệm vụ van hằng nhiệt Ở hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức(8)

– Hiểu được hệ thống khởi động bằng điện sử dụng loại động cơ điện nào.(2)

– Hiểu được loại động cơ nào không dùng Xupap ( 3)

– Hiểu được trong HTBT Bộ phận nào có tác dụng ổn định áp suất của dầu bôi trơn(6)

Trình bày được nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong Điêzn 4 kì ?

(2 TL)

Số u:1

Số điểm: 4

Số câu:3

Số điểm:1.5

Số câu:3

Số điểm:1,5

Số câu:1

Số điểm:4

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ:70%

Tsố câu :10

T điểm:10

Số câu:5

Số điểm:4

Số câu:4

Số điểm:2

Số câu:1

Số điểm:4

Tỉ lệ:100%

Đề kiểm tra kì 2 lớp 11 môn Công nghệ

A. Trắc nghiệm khách quan : (4điểm)- 0,5đ/ 1câu

Câu 1: Ở động cơ 4 kì , động cơ làm việc xong 1 chu trình thì trục khuỷu quay :

A. 4 vòng

B. 2 vòng

C. 3 vòng

D. 1 vòng

Câu 2: Hệ thống khởi động bằng động cơ điện sử dụng :

A. Động cơ điện xoay chiều

B. Động cơ điện 1 chiều

C. Động cơ điện xoay chiều 1 pha

D. Động cơ điện xoay chiều 3 pha

Câu 3: Động cơ nào không có xupap ?

A. Xăng

B. Điêzen

C. 2 kì

D. 4 kì

Câu 4: Phần dẫn hướng cho pit-tông là phần :

A. Đỉnh pittông

B. Đầu pittông

C. Thân Pittong

D. Chốt pittông

Câu 5: Đối với động cơ điêzen kì nạp là nạp vào :

A. Hoà khí

B. Xăng

C. Dầu

D. Không khí

Câu 6: Bộ phận nào có tác dụng ổn định áp suất của dầu bôi trơn

A. Van an toàn

B. Van hằng nhiệt

C. Van khống chế

D. Van trượt

Câu 7: Tính chất đặc trưng về cơ học của vật liệu chế tạo cơ khí là :

A. Độ dẻo ,độ cứng

B. Độ cứng ,độ bền ,độ dẻo

C. Độ cứng , độ bền

D. Độ dẻo, độ bền .

Câu 8: Ở hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, khi nhiệt độ của nước vượt quá giới hạn cho phép thì van hằng nhiệt sẽ :

A. Mở cả 2 đường để nước vừa qua két làm mát và vừa đi tắt về bơm

B. Đóng cả 2 đường

C. Mở 1 đường cho nước đi tắt về trước bơm

D. Mở 1 đường cho nước qua két làm mát ,sau đó về trước bơm

B. Trắc nghiệm tự luận : (6 điểm)

Câu 1 : (2 điểm)

Kể tên các thuật ngữ về ĐCĐT?

Câu 2 : (4 điểm)

Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong Điêzen 4 kì ?

Đáp án đề thi kì 2 môn Công nghệ lớp 11

I. Trắc nghiệm khách quan

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B B C C D A B A

B. Trắc nghiệm tự luận : (6 điểm)

Câu 1: Các thuật ngữ về ĐCĐT?

1. Điểm chết của pittông:

2. Hành trình piston (S):

3. Thể tích toàn phần (Vtp )(cm3 hoặc lít):

4. Thể tích buồng cháy (Vbc) )(cm3 hoặc lít):

5. Thể tích công tác ( Vct) )(cm3 hoặc lít):

6. Ti số nén ( e):

7. Chu trình làm việc của động cơ:

8. Kì:

Câu 2 : Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì:

a. Kì 1( Nạp):

– Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupap nạp mở, xupap thải đóng.

– Áp suất trong xilanh giảm, không khí trong đường ống nạp qua cửa nạp đi vào xilanh nhờ sự chênh lệch áp suất.

Cuối kì 2 xupap đều đóng.

b. Kì 2 ( Nén):

– Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, hai xupap đều đóng.

– Thể tích xi lanh giảm, áp suất và nhiệt độ của khí trong xi lanh tăng. Cuối kì nén, vòi phun phun 1 lượng nhiên liệu điêzen với áp suất cao vào buồng cháy.

c. Kì 3 ( Cháy- Dãn nở):

Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupap đều đóng.

Nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy hoà trộn với khí nóng tạo thành hoà khí.Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hoà khí tự bốc cháy sinh ra áp suất cao, đẩy pittông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công.Vì vậy kì này còn được gọi là kì sinh công.

d.Kì 4( Thải):

– Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupap nạp đóng, xupap thải mở. Khí đã cháy được thải ra ngoài qua cửa thải.

Cuối kì xu páp xả đóng lại, xupap nạp mở ra, trong xilanh lại diễn ra một chu trình mới, “ Hút, Nén, Cháy- giãn nở, Xả”

………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dug chi tiết

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!