Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2021 – 2022
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn năm 2021 – 2022 gồm 7 đề kiểm tra chất lượng cuối kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi, giúp các em học sinh có nhiều gợi ý ôn tập.
Đề thi Văn học kì 1 lớp 9 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng dưới hình thức thi tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1. Thông qua bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn quý thầy cô và các em học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo củng cố kiến thức, luyện giải đề chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi học kì 1 lớp 9 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 1 của môn Hóa học, đề thi học kì 1 Toán 9, đề thi học kì 1 Lịch sử 9, đề thi học kì 1 môn tiếng Anh 9. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2021 – 2022
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn năm 2021 – Đề 1
Ma trận đề thi học kì 1 môn Văn lớp 9
Cấp độ
Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Tổng
|
1. Đọc hiểu văn bản | -Nhận ra tên tác giả,tác phẩm trong đoạn trích (c1) -Chỉ ra được nét đẹp trong nội dung và nghệ thuật (c2) |
| – Rút ra bài học từ đoạn trích (c4) |
|
|
– Số câu: – Số điểm: | 2 2 | 1 1 | 3 3 | ||
2. Tiếng Việt | – Phân tích đúng cách thức phát triển từ vựng tiếng Việt(c3) |
| |||
– Số câu: – Số điểm: | 1 2.0 | 1 2.0 | |||
3.Tập làm văn | -Nghị luận về tác phẩm văn học (c5) |
| |||
– Số câu: – Số điểm: |
| 1 5.0 | 1 5.0 | ||
Tổng – Số câu: – Số điểm: -Tỷ lệ : % |
2 2.0 20% |
1 2.0 20% |
1 1.0 10% |
1 5.0 50% |
5 10.0 100% |
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn
Phần 1 . Đọc- Hiểu văn bản (5 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau :
” …Nắng bây giờ bắt đầu len tới, … Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, … Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy…”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2004)
Câu 1: (1 điểm)
Đoạn trích từ văn bản nào ,cho biết tên tác giả, tác phẩm và Chỉ ra nội dung chính ,dụng ý nghệ thuật ?
Câu 2: (1 điểm)
Em rút ra bài học từ nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3: (2 điểm) Xác định từ ngữ và phân tích cách phát triển từ vựng từ nghĩa gốc và phương thức chuyển nghĩa trong đoạn thơ sau:
” Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
(Trích : Đồng Chí- Chính Hữu)
Câu 4: (1 điểm)
Từ nội dung chính của đoạn trích,em rút ra bài học về cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật?
Phần II .Tập làm văn ( 5 điểm)
Câu 5: Qua Văn bản ” Chiếc Lược Ngà ” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng em hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại niềm khao khát tình cha của mình.
Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 9
Câu | ý | Hướng dẫn chấm bài | Điểm | |
1 | – Đoạn trích từ văn bản Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long -Bức tranh thiên nhiên Sapa đẹp thơ mộng trữ tình và khí hậu khắc nghiệt trên đỉnh Yên Sơn , là sự thách thức điển hình của thời tiết đối với sức chịu đựng của con người ở xứ sở sương mù. -Nghệ thuật kết hợp miêu tả và tự sự . | 0.25 0,5
0.25 | ||
2 | Vẻ đẹp trữ tình thơ mộng vừa khắc họa nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên Sa Pa. | 1
1 | ||
3 | – Các từ được dùng theo nghĩa gốc : Miệng, tay, chân – Các từ được dùng theo nghĩa chuyển: Vai, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ |
1 | ||
4 | – Bài học trong cuộc sống: tình yêu thiên nhiên, gắn bó, trân trọng vẻ của thiên nhiên; dám đối mặt, vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên để làm nên thành công… – Bài học trong sáng tạo nghệ thuật: Am hiểu thực tế đời sống, khám phá tinh tế ở nhiều góc độ… |
1
| ||
5 | Đề bài: | |||
Yêu cầu kĩ năng | – Về hình thức: Bố cục đầy đủ, rõ ràng,chữ đẹp. – Về kĩ năng: Viết bài nghị luận trình bày theo cách quy nạp hoặc diễn dịch |
| ||
Yêu cầu kiến thức | -Về nội dung : – Kiểu bài : Nghị luận đoạn trích trong tác phẩm văn học |
| ||
Mở bài | – Giới thiệu tác giả và tác phẩm – khái quát về tình cha con trong chiến tranh | 0,5 | ||
Thân bài | Kể lại diễn biến sự việc: Niềm khao khát tình cha qua các ý cơ bản sau: – Từ chối sự quan tâm, chăm sóc của cha vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình – Khi hiểu ra sự thật, tình cảm tự nhiên được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên và qua các hành động |
2
1
1
| ||
Kết bài | – Kết thúc sự việc; gặp cha, thỏa được niềm khát khao tình cha sau bao năm xa cách, đợi chờ………. | 0,5 | ||
* Lưu ý:Điểm 9-10: khi bài văn trình bày sạch ,chữ đẹp, có sự sáng tạo. – Điểm 7-8: Bài viết bố cục rõ , mạch lạc, trình bày khoa học, không sai lỗi chính tả. – Điểm 5 – 6: Bài viết bố cục rõ ràng, , diễn đạt khá lưu loát có thể sai hai, ba lỗi chính tả. – Điểm 4 – 5 : Bài đủ ba phần theo yêu cầu,có thể hơi sơ sài mắc vài ba lỗi các loại. – Điểm 3- 4: Bài sơ sài hoặc thiếu ý, diễn đạt chưa lưu loát, sai 5, 6 lỗi – Điểm 1 – 2: Bài diễn đạt yếu, thiếu ý , bố cục không rõ , mắc nhiều lỗi các loại. – Điểm 0: Bỏ giấy trắng.Nội dung bài làm quá sơ sài. Chỉ viết được vài dòng, ý rời rạc. |
* Thu bài, nhận xét giờ viết bài
* Hướng dẫn HS tự học ở nhà :Xem lại bài, tự đánh giá bài viết của mình.
– Chuẩn bị bài : Đọc tìm hiểu bài tổng hợp cuối kì
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn năm 2021 – Đề 2
Ma trận đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn
1. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
– Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
2. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
– Hình thức: Tự luận
– Cách thức: Kiểm tra trên lớp trong thời gian 90 phút.
3. THIẾT LẬP MA TRẬN
Nội dung | Mức độ cần đạt | Tổng số | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||
I. Đọc hiểu | – Ngữ liệu: văn bản thông tin/ văn bản nghệ thuật – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: + 01 đoạn trích,thơ/văn bản hoàn chỉnh. + Độ dài khoảng 50 – 300 chữ. | – Nhận biết PTBĐ, thể thơ hoặc ngôi kể trong văn bản. – Nhận biết sự phát triển của từ, các biện pháp tu từ trong văn bản. | – Hiểu và nêu được nội dung, ý nghĩa của văn bản. – Hiểu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong văn bản. |
|
|
|
Tổng | Số câu | 1 | 1 | |||
Số điểm | 1,5 | 1,5 | 3 | |||
Tỉ lệ | 15 % | 15% | 30% | |||
II. Làm văn
| Câu 1: Viết đoạn văn | Biết cách trình bày, triển khai một đoạn văn | Hiểu và viết được cơ bản một đoạn văn theo yêu cầu của đề . | Viết được đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. | ||
Tổng | Số câu | 1 | ||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | 2 | ||
Tỉ lệ | 5% | 0,5% | 10% | 20% | ||
| Câu 2: Tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận và độc thoại, đọc thoại nội tâm | – Biết thay đổi ngôi kể trong bài văn tự sự.. -Nhận diện được văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố khác. + Trình bày được bài văn có bố cục ba phần. | – Biết sử dụng và thay đổi ngôi kể trong bài văn tự sự. Hiểu được nội dung chính của những câu chuyện được kể.
| + Sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt trong bài văn tự sự. + Bài văn có cốt truyện, nhân vật và các sự việc , các tình huống truyện…phát triển một cách hợp lí. | – Tạo lập thành văn bản có tính thống nhất, nội dung chặt chẽ, thuyết phục. – Vận dụng các yếu tố một cách linh hoạt , nhuần nhuyễn và sáng tạo. |
|
Tổng cộng | Số câu | 1 | 1 | 1 | ||
Số điểm | 1 | 1 | 2 | 1 | 5 | |
Tỉ lệ | 10% | 10% | 20% | 10% | 50% | |
Tổng cộng | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 |
Số điểm | 3 | 3 | 3 | 1 | 10 | |
Tỉ lệ | 30% | 30% | 30% | 10% | 100% |
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên, 28/05/2011)
a, Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ? (0.5)
b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0)
c, Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm? (1.5).
PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ đoạn thơ trong phần Đọc – hiểu ,em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với biển cả quê hương.
Câu 2 (5 điểm): Từ nội dung bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt ( Trích SGK Ngữ văn 9 -Tập 1), trong vai nhân vật người cháu, em hãy kể lại câu chuyện cảm động ấy.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3.0 | |
1 | Đoạn văn trên được sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm. | 0.5 | |
2 | – Nỗi trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo đang bị đe dọa bởi bao hiểm họa, nguy cơ. – Từ đó toát lên tình yêu biển đảo, yêu đất nước sâu sắc | 1.0 | |
3 | – Các phép tu từ : Hs xác định được 1 trong 2 biện pháp ẩn dụ, câu hỏi tu từ. – Tác dụng : làm nổi bật những nguy cơ, hiểm họa đang liên tục bủa vây quanh biển và nỗi niềm trăn trở, âu lo đối với tình hình biển đảo | 0.5 1.0 | |
II | LÀM VĂN | 7.0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận | 2,0 | |
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề: giá trị của biển cả. | 0.25 | ||
c. Nội dung: Nêu lên được một số giá trị của biển cả + Cung cấp nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế; + Giao thông đi lại giữa nước ta với cá nước khác trên thế giới; + An ninh quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. -> Tình cảm của em đối với biển và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. | 1.5 | ||
2 | Từ bài thơ: Bếp lửa, gợi lại những kỉ niệm về bà để kể lại. | 5.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự với đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài | 0.5 | ||
b. Xác định đúng vấn đề tự sự. | 0.25 | ||
Nêu tình huống truyện: Kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ bên bà. Kể lại kỉ niệm với bà: + Nhân vật “tôi” kể lại những kỉ niệm sống với bà. + Hạnh phúc khi được ở với bà, được nghe bà kể lại niềm vui những câu chuyện, được bà chăm sóc, dạy bảo… + Những hành động, việc làm của bà khiến cháu nhớ mãi. + Thái độ, tình cảm của nhân vật tôi đối với bà. Rút ra bài học nhận thức: Tình cảm gia đình chính là nền tảng giúp mỗi nhân vật thành công trong cuộc sống. Tình yêu sâu sắc với bà của mình. | 0.5 2 0.5 | ||
c.Sáng tạo: – Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cái nhìn đẹp đẽ về người bà. – Vận dụng hợp lí và hiệu quả miêu tả nội tâm và nghị luận | 1 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt | 0.25 |
………………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề thi kì 1 Văn 9
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9