Lớp 11

Bài văn mẫu lớp 11: Nghị luận về cuộc đời những đứa bé không nơi nương tựa

Hiện nay có rất nhiều đứa bé từ khi sinh ra đã bị bố mẹ bỏ rơi hay là do cha mẹ mất sớm và không có nơi nương tựa. Khi ta nhìn thấy cảnh tượng ấy thì rất là khủng khiếp và không biết cuộc sống của đứa bé sẽ đi về đâu.

Bài văn mẫu lớp 11: Nghị luận về cuộc đời những đứa bé không nơi nương tựa, đây là tài liệu đã được chúng tôi sưu tầm và chọn lọc từ những bài văn hay của các bạn học sinh giỏi văn trên toàn quốc. Tài liệu là những bài văn mẫu nghị luận về cuộc đời những đứa bé không nơi nương tựa, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Bài văn mẫu lớp 11: Nghị luận về cuộc đời những đứa bé không nơi nương tựa

Nghị luận về những đứa bé không nơi nương tựa – Mẫu 1

Nghị luận về cuộc đời những đứa bé không nơi nương tựa

Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình.

Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn nhỏ như các em được cha mẹ nâng niu, chăm sóc, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những bộ quần áo mới đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn bươn trải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi khi thì bị hắt hủi, khi bị đánh đuổi và cả những khi nhịn đói chịu rét trên hè phố hay ghế đá công viên. Trước khi đến với đám bạn nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình. Nhưng rồi hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có em mất cha mất mẹ vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì nghèo quá. Nhưng cũng có em thì bỏ nhà đi bụi, nhưng số đáng trách này không nhiều. Thương tâm nhất là những đứa trẻ vô thừa nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em lớn lên trong những trại trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống.

Những đứa trẻ ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực. Các em không được vui chơi, không được đến trường. Đã có lúc tôi vô tình được chứng kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa trong công viên. Bên cạnh đó la liệt những nón áo, hòm đánh giày, báo, những túi đựng ni lông đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư. Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra tranh nhau khách. Nhũng nụ cười hồn nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt thật khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng nhưng tôi chẳng có nhiều tiền để cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống yên ổn đã quá mệt nhọc rồi, liệu mấy ai còn đủ thời gian rảnh để suy nghĩ xem số phận những đứa trẻ ấy sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành những kẻ phạm tội, để rồi khi tạm biệt đường phố chúng lại đến với song sắt nhà tù.

Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.

Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ quan tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá.
Nhân dân ta vốn có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, đã khuyên chúng ta:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn.

Nghị luận về những đứa bé không nơi nương tựa – Mẫu 2

Nước Việt Nam ta nói riêng và cả thế giới nói chung,đều sống trong cuộc sống hòa bình, ổn định, người dân an cư lạc nghiệp, có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng ở đâu đó trên trái đất này cũng còn nhiều những số phận bất hạnh không nơi nương tựa. Có những đứa trẻ sinh ra không biết cha mẹ chúng là ai. Nhiều đứa trẻ chỉ mới có khoảng 6, 7 tuổi đã bương chải, vất vả với cuộc sống đầy bon chen và đầy sự cám dỗ.

“Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát nước biết người nào lo, đói cơm khát nước, biết người nào thương”. Câu hát này đã làm cho bao người phải rơi nước mắt. Vì các em được may mắn như những các bạn cùng chan lứa, được yêu thương, chăm sóc,mua cho được nhiều quần áo đẹp, lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, được đưa đón đến trường. Còn các em với những bộ quần áo rách nách, đầu trần chân lấm đi khắp con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi phải bị hắt hủi bởi những người vô tâm, có những hôm phải chịu đói chịu rét lang thang trên những công viên. Có lẽ do cuộc đời đã đưa rẽ xô đẩy và đã cướp đi cha mẹ của các em. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, do thiên tai lũ lụt, do cha mẹ mất sớm, có em quá nghèo khổ phải bỏ quê ra đi. Đáng thương hơn là có những đứa trẻ sinh ra và lớn lên không biết cha mẹ chúng là ai. Và trong đầu chúng luôn nghỉ về những câu hỏi như: “Cha ơi, cha là ai. Mẹ ơi, mẹ là ai”; “Cha ơi, cha ở đâu. Mẹ ơi, mẹ ở đâu”; “Tại sao sinh con ra cuộc đời này mà không cho con tình người, con nào có tội gì đâu”.

Công việc của những đứa trẻ này hàng ngày là, bán báo, đánh giày, bán vé số. Những công việc này quả thật là khá vất vả đối với những đứa trẻ 6, 7 tuổi, việc mời được khách quả là không dễ dàng. Có hôm mời cả ngày mà không có ai quan tâm ngó ngàn tới những vẻ mặt đáng thương hiện rõ lên khuôn mặt các em.

Trong thời buổi cuộc sống ngày nay mỗi người đều có cuộc sống riêng, họ đã quá mệt nhọc, liệu nay còn có mấy ai để ý, suy nghĩ tới những số phận ấy sẽ ra sao không. Nhìn vào những mảnh đời đó tương lai chúng sẽ ra sao, chắc hẳn ai cũng biết câu trả lời.Một tương lai không hề tốt đẹp, không như ai mong muốn cả. Giá như có thật nhiều nhà hảo tâm hơn nữa thì chắc hẳn thế giới này sẽ có nhiều em nhỏ đáng thương có tổ ấm gia đình, nơi có tràn đầy sự yêu thương.

Cuộc sống còn nhiều những lo toan còn biết bao sự cám dỗ, nhiều ngã rẽ trong cuộc đời. Không biết còn bao nhiêu đứa trẻ phải chịu cảnh ngộ như thế. Và giờ tôi chỉ mong những đến sinh thành khi sinh con của mình ra đời, xin đừng vứt bỏ chúng. Cho dù là vì những lí do gì, vì con hay là chính bản thân mình đi chăng nữa. Sẽ còn bao nhiêu cảnh ngộ đáng thương nữa, nếu mỗi chúng ta biết sống nhân hậu hơn, thì xã hội sẽ tốt hơn và ít đi những mảnh đời côi cút. Trước kia, tôi đều vô tâm hững hờ với những lời mời gọi của những đứa trẻ bất hạnh đó. Giờ đây nghĩ tại tôi tự thấy mình chưa biết cách yêu thương người khác cũng như là chia sẻ tình yêu thương. Tôi đã khôn lớn theo năm tháng và dần dần đã hiểu ra câu nói: “Nơi lạnh nhất không phải là ở Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương” của nhà văn Nga. Tình yêu thương là trên tất cả,nếu sống một cuộc sống không có tình yêu thương, thì giống như chúng ta đang sống ở nơi giá lạnh nhất của cuộc đời. Bắt đầu từ đây tôi sẽ cố gắng học cách yêu thương, chia sẻ với người khác.

Hãy lau khô những cuộc đời ấy bằng tình yêu thương và lòng nhân ái của những con người. Và hãy lau khô những giọt nước mắt trong những mảnh đời đó bằng tất cả trái tim con của con người thế giới.

Nghị luận về những đứa bé không nơi nương tựa – Mẫu 3

Nghị luận về cuộc đời những đứa bé không nơi nương tựa

“Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu…”. Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một Lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng. Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Việt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn của trẻ em lang thang. Nhưng trong số những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hoàng Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em “nuôi” nhỏ mù lòa.Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi, được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường.

Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.

………….

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!