Lớp 11

Vật lí 11 Bài 34: Kính thiên văn

Giải bài tập Vật lí 11 Bài 34: Kính thiên văn giúp các em học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức lý thuyết về công dụng, cấu tạo và sự tạo ảnh bởi kính thiên văn. Đồng thời biết cách giải nhanh được các bài tập Vật lí 11 chương 7 trang 216.

Việc giải bài tập Vật lí 11 Bài 34 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Lý 11 Bài 34 Kính thiên văn, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Bạn đang xem: Vật lí 11 Bài 34: Kính thiên văn

Lý thuyết Kính thiên văn

1. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn

a) Công dụng

Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa (các thiên thể).

b) Cấu tạo

Kính thiên văn gồm hai bộ phận chính:

+ Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (có thể đến hàng chục mét).

+ Thị kính là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.

Vật kính và thị kính được lắp đồng trục, có thể thay đổi được khoảng cách.

c) Phân loại

Có hai loại:

– Kính thiên văn phản xạ: Dùng gương để nhận ánh sáng từ vật chiếu tới.

– Kính thiên văn khúc xạ: Dùng thấu kính hội tụ nhận ánh sáng từ vật chiếu tới.

2. Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn

a) Sự tạo ảnh qua kính thiên văn

Vật AB ở vô cực qua vật kính L1 cho ảnh thật A1B1 ngược chiều với vật và nằm ở tiêu điểm ảnh chính F’1 của vật kính.

Vật kính L2 tạo ra ảnh ảo sau cùng A2B2 ngược chiều với vật.

Ảnh A1B1 nằm trong tiêu cự của thị kính L2 tạo ra ảnh ảo A2B2 cùng chiều với A10B1. Mắt sẽ quan sát được ảnh ảo A2B2 này.

b) Cách sử dụng kính thiên văn

– Khi sử dụng kính thiên văn, mắt người quan sát được đặt sát thị kính. Phải điều chỉnh kính bằng cách dời thị kính (thay đổi khoảng cách O1O2) sao cho ảnh sau cùng (A2B2) nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

– Để có thể quan sát trong khoảng thời gian dài mà không bị mỏi mắt, ta đưa ảnh sau cùng ra vô cực: ngắm chừng ở vô cực (nếu mắt không có tật).

Giải Vật lí 11 bài 34 trang 216

Câu 1

Nêu công dụng và cấu tạo của kính thiên văn.

Gợi ý đáp án

* Công dụng: Là dụng cụ quang học bổ trợ mắt để quan sát các vật ở rất xa, bằng cách làm tăng góc trông ảnh của các vật.

* Cấu tạo: Bộ phận chính: 2 thấu kinh hội tụ

– Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (cỡ dm, m)

– Thấu kính là thấu kính hội có tiêu cự ngắn (cỡ cm).

– Thấu kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (cỡ cm).

Câu 2

Vẽ đường truyền của chùm tia sáng qua thiên kính thiên văn ngắn chừng ở vô cực

Gợi ý đáp án

Đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực, hình vẽ 34.3 SGK

Câu 3

Viết công thức về số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng vô cực.

Gợi ý đáp án

Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực được xác định bởi:

mathrm{G}_{infty}=frac{mathrm{f}_{1}}{mathrm{f}_{2}}

Câu 4

Giải thích tại sao tiêu cự vật kính của kính thiên văn phải lớn?

Gợi ý đáp án

Tiêu cự vật kính f1 của kính thiên văn phải lớn vì:

– Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực được xác định bởi: G = f1 / f2

Để quan sát được ảnh của vật bằng kính thiên văn ta điều chỉnh thị kính để ảnh qua thị kính A2 B2 là ảnh ảo, nằm trong giới hạn thấy rõ Cc Cv của mắt, tức là ảnh A1 B1 phải nằm trong khoảng O2 F2. Vì vậy f2 phải vào khoảng cen-ti-mét.

Muốn G có giá trị lớn thì ta phải tăng giá trị của f 1 => tiêu cự vật kính của kính thiên văn phải lớn

Câu 5

Đặt f1 và f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính thiên văn.

Xét các biểu thức:

(1). f1 + f2 ;

(2). {{{f_1}} over {{f_2}}}; (3). {{{f_2}} over {{f_1}}}.

Hãy chọn đáp án đúng. Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức nào?

A. (1)

B. (2)

C. (3)

D. Biểu thức khác.

Số bội giác của kính thiên văn trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực: {G_infty } = {{{f_1}} over {{f_2}}}

Gợi ý đáp án

Đáp án B.

Số bội giác của kính thiên văn trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực:

{G_infty } = {{{f_1}} over {{f_2}}}

Câu 6

Đặt f1 và f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính thiên văn.

Xét các biểu thức:

(1). f1 + f2 ;

(2). {{{f_1}} over {{f_2}}}; (3).{{{f_2}} over {{f_1}}}

Hãy chọn đáp án đúng. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức nào ?

A. (1)

B. (2)

C. (3)

D. Biểu thức khác.

Gợi ý đáp án

Đáp án A.

Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức: O1O2 = f1 + f2

Câu 7

Vật kính của một kính thiên văn dùng ở trường học có tiêu cự f1 = 1,2 m. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 4 cm.

Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

Gợi ý đáp án

Khi ngắm chừng ở vô cực:

+ Khoảng cách giữa hai kính: O1O2 = f1 + f2 = 1,2 + 0,04 = 1,24 m.

+ Số bội giác của kính thiên văn: {G_infty } = {{{f_1}} over {{f_2}}} = {{1,2} over {0,04}} = 30

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!