Lớp 11

Hóa 11 Bài 45: Axit cacboxylic

Giải Hóa 11 Bài 45: Axit Cacboxylic giúp các em học sinh lớp 11 nắm vững được kiến thức hệ thống hóa về khái niệm, đặc điểm, cấu tạo, tính chất hóa học của phân tử Axit Cacboxylic. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 11 chương 9 trang 210.

Soạn Hóa 11 bài 45 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Hóa 11 Bài 45, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Bạn đang xem: Hóa 11 Bài 45: Axit cacboxylic

Lý thuyết Axit cacboxylic

1. Định nghĩa

Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.

Ví dụ: H-COOH; C2H5−COOH; HOOC-COOH; …

Nhóm cacboxyl (-COOH) là nhóm chức của axit cacboxylic.

2. Phân loại

Dựa theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon và số nhóm cacboxyl trong phân tử, các axit được chia thành:

a) Axit no, đơn chức, mạch hở

Phân tử có gốc ankyl hoặc nguyên tử hiđro liên kết với một nhóm -COOH. Các axit này lập thành dãy đổng đẳng các axit no, đơn chức, mạch hở có công thức cấu tạo thu gọn chung CnH2n+1COOH (với n⩾0) hoặc công thức phân tử chung CmH2mO2(m⩾1).

Ví dụ: HCOOH; CH3−COOH;…

b) Axit không no, đơn chức, mạch hở

Phân tử có gốc hiđrocacbon không no, mạch hở liên kết với một nhóm -COOH.

c) Axit thơm, đơn chức

Phân tử có gốc hiđrocacbon thơm liên kết với một nhóm -COOH.

d)Axit đa chức

Nếu phân tử có hai hay nhiều nhóm -COOH, chúng được gọi là axit đa chức.

Ví dụ: Axit ađipic HOOC−[CH2]4−COOH , axit malonic HOOC−CH2−COOH,… thuộc loại axit no, hai chức, mạch hở.

Sau đây ta chỉ xét axit no, đơn chức, mạch hở.

Giải Hóa 11 bài 45 trang 210

Câu 1

Thế nào là axit cacbonxylic? Viết công thức cấu tạo, gọi tên các axit có công thức phân tử C4H2O2.

Gợi ý đáp án

Định nghĩa axit cacboxylic: là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon(1) hoặc nguyên tử hiđro.

((1): Nguyên tử cacbon này có thẻ của gốc hiđrocacbon hoặc của nhóm -COOH khác.)

CH3-CH2-CH2-COOH: axit butanoic

CH3-CH(CH3)-COOH: axit – 2-metylpropanoic

Câu 2

Từ công thức cấu tạo, hãy giải thích tại sao axit fomic có tính chất của một anđehit.

Gợi ý đáp án

Câu 3

Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác có thể điều chế được axit fomic, axit axetic. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Gợi ý đáp án

CH4 + Cl2 overset{as,1:1}{rightarrow} CH3Cl + HCl

CH3Cl + NaOH overset{t^{circ } }{rightarrow} CH3OH + NaCl

CH3OH + CuO overset{t^{circ } }{rightarrow} HCHO + Cu + H2O

2HCHO + O2 overset{t^{circ } }{rightarrow} 2HCOOH

2CH4 overset{1500^{circ }C, lln }{rightarrow} C2H2 + 3H2

CH≡CH + H2 overset{Pd, PbCO_{3} ,t^{circ } }{rightarrow} CH2=CH2

CH2=CH2 + HOH overset{t^{circ },xt }{rightarrow} CH3-CH2OH

CH3-CH2OH + O2 overset{enzim }{rightarrow} CH3COOH + H2O

Câu 4

Chất Y có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Z (C4H7O2Na). Vậy Y thuộc loại hợp chất nào sau đây?

A. Anđehit

B. Axit.

C. Ancol

D. Xeton.

Gợi ý đáp án

Đáp án B.

Phương trình minh họa:

CH3CH2CH2COOH + NaOH → CH3CH2CH2COONa + H2O

Câu 5

Để trung hòa 150,0 gam dung dịch 7,40% của axit no, mạch hở, đơn chức X cần dùng 100,0 ml dung dịch NaOH 1,50M. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của chất X.

Gợi ý đáp án

Gọi công thức phân tử của X là CnH2n+1COOH (n ≥ 1)

Ta có:

m_X=frac{C%m_{dd}}{100%}=frac{7,4.150}{100}=11,1;gam

mNaOH = 0,1.1,5 = 0,15(mol)

Phương trình phản ứng:

CnH2n+1COOH + NaOH → CnH2n+1COONa + H2O

Theo phương trình: nCnH2n+1COOH = nNaOH = 0,15 (mol)

=> MCnH2n+1COOH = maxit : nCnH2n+1COOH = 11,1:0,15 = 74 (g/mol)

=> 14n + 46 = 74

=> n =2

Vậy công thức cấu tạo của axit là C2H5COOH: axit propionic

Câu 6

Trung hòa 16,60gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit fomic bằng dung dịch natri hiđroxit thu được 23,20 gam hỗn hợp hai muối.

a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.

b. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp trước và sau phản ứng.

Gợi ý đáp án

a) Gọi số mol của axit axetic và axit fomic lần lượt là x và y (mol)

Phương trình hoá học ở dạng phân tử:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

x                                  x (mol)

HCOOH + NaOH → HCOONa + H2O

y                                 y (mol)

Phương trình hoá học ở dạng ion:

CH3COOH + OH → CH3COO + H2O

HCOOH + OH → HCOO + H2O

b) Theo đề bài ta có hệ phương trình:

left{begin{array}{l}60x+46y=16,60\82x+68y=23,20end{array}right.Leftrightarrowleft{begin{array}{l}x=0,2;mol\y=0,1;molend{array}right.

=> mCH3COOH = 0,2.60 = 12 gam

%m_{CH_3COOH};=frac{12}{16,60}.100%=72,3%

=> %mHCOOH = 100% – 72,3% = 27,7%

mCH3COONa = 0,2.82 = 16,4 gam

=> %m_{CH_3COONa}=frac{16,4}{23,20}.100%;=70,7%

=>%mHCOONa = 100% – 70,7% = 29,3%

Câu 7

Đun 12,0 gam axit axetic với một lượng dư ancol etylic ( có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi dừng thí nghiệm thu được 12,3 gam este.

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b. Tính phần trăm khối lượng của axit đã tham gia phản ứng este hóa.

Gợi ý đáp án

a) Phương trình hóa học:

CH3COOH + C2H5OH overset{H_{2} SO_{4} ,t^{circ } }{rightleftharpoons} CH3COOC2H5 + H2O

b)

nCH3COOH = 12/60 = 0,2 mol

nCH3COOC2H5 = 12,3/88 = 0,14 mol

Ta thấy 0,2 > 0,14 mà theo phương trình ta có:

nCH3COOH = nCH3COOC2H5 từ đó suy ra CH3COOH dư

=> nCH3COOH tham gia phản ứng = nCH3COOC2H5 = 0,14 mol

=> Phần trăm axit bị este hóa là: (0,14/0,2).100% = 70%

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!