Lớp 11

Soạn Sinh 11 Bài 28: Điện thế nghỉ

Giải bài tập Sinh 11 Bài 28: Điện thế nghỉ giúp các em học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức thế nào là điện thế nghỉ, cơ chế hình thành điện thế nghỉ. Đồng thời biết cách trả lời được các các bài tập Sinh 11 trang 116.

Giải Sinh 11 Bài 28 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 11 bài 28, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bạn đang xem: Soạn Sinh 11 Bài 28: Điện thế nghỉ

Lý thuyết Điện thế nghỉ

I. Điện thế nghỉ là gì?

– Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương.

II. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ

– Điện thế nghỉ chủ yếu được hình thành do 3 yếu tố sau:

+ Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào.

+ Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.

+ Bơm Na – K.

1. Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào

– Nồng độ ion K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào → K+ có xu hướng di chuyển ra ngoài tế bào.

– Nồng độ ion Na+ bên trong tế bào thấp hơn bên ngoài tế bào → Na+ có xu hướng di chuyển vào trong tế bào.

2. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.

– Cổng K+ mở cho các K+ đi ra và giữ lại các anion (-) lại bên trong màng, tạo lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

– K+ tạo lớp tích điện dương ngoài màng tế bào.

3. Bơm Na – K

– Chuyển K+ từ ngoài vào trong tế bào, làm cho K+ trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài.

– Chuyển Na+ từ trong tế bào ra ngoài, làm cho Na+ ngoài tế bào cao hơn trong tế bào.

Giải Sinh 11 Bài 28 trang 116

Câu 1

Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?

Lời giải:

– Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với phía ngoài màng mang điện dương.

– Sự hình thành điện thế nghỉ:

+ Nồng độ ion K+ ở bên trong màng tế bào cao hơn bên ngoài màng tế bào, nồng độ ion Na+ ở bên ngoài màng tế bào cao hơn ở bên trong màng tế bào.

+ Trên màng tế bào: cổng K+ mở, cổng Na+ đóng, ion K+ ở mặt trong màng di chuyển ra bên ngoài màng và nằm sát màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, mặt trong màng tế bào tích điện âm.

+ Bơm Na – K vận chuyển K+ từ bên ngoài màng vào bên trong màng, giúp duy trì nồng độ K+ bên trong màng cao hơn bên ngoài màng .

Câu 2

Quan sát hình 28.1 và cho biết cách đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống.

Lời giải:

Cách đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống:

Để đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống ta sử dụng máy đo điện thế cực nhạy gồm có 2 điện cực. Đặt điện cực thứ nhất của máy đo điện thế lên mặt ngoài của màng tế bào, còn điện cực thứ hai thì đâm xuyên qua màng tế bào, đến tiếp xúc với tế bào chất.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!