Lớp 11

Soạn Sinh 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

Giải Sinh 11 Bài 46 giúp các em học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức chung về cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng. Đồng thời biết cách trả lời được các các bài tập Sinh 11 trang 181.

Sinh 11 Bài 46 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 11 bài 46, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bạn đang xem: Soạn Sinh 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

Lý thuyết Cơ chế điều hòa sinh sản

1. Cơ chế điều hòa sinh tinh

– Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:

+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

+ LH kích thích tế bào kẽ (tế bào leidich) sản xuất testostêrôn → testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.

– Khi nồng độ testosterone trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRH, FSH và LH.

2. Cơ chế điều hòa sinh trứng

– Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:

+ FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Estrogen.

+ LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen → Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên.

– Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRH, FSH và LH.

Giải Sinh 11 bài 46 trang 181

Câu 1

Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêrôn hoặc prôgestêrôn + ơstrôgen) có thể tránh được mang thai, tại sao?

Lời giải:

Uống thuốc viên tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen nhân tạo trong máu cao, gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, tuyến yên giảm tiết FSH và LH. Do nồng độ các hoocmôn GnRH, FSH và LH giảm nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được mang thai.

Câu 2

Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không, tại sao?

Lời giải:

Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh.

Vì: FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ tiết testostêrôn. Testostêrôn kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng. Vì vậy,tăng hay giảm sản xuất hoocmôn FSH, LH, testostêrôn làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng.

Câu 3

Quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng hay không, tại sao?

Lời giải:

Quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng.

Vì: FSH kích thích phát triển nang trứng và tiết ơstrôgen, LH làm cho trứng chín và rụng, tạo thể vàng; thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen. Prôgestêrôn và ơstrôgen làm niêm mạc tử cung dày lên đồng thời kích thích lên tuyến yên và vùng dưới đồi ngừng sản sinh FSH và LH. Do đó, nếu quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!