Lớp 12

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 20 (Có đáp án)

Trắc nghiệm Sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc là tài liệu hữu ích mà THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.

Trắc nghiệm Sử 12 bài 20 tổng hợp 30 câu hỏi trắc nghiệm về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức lịch sử để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia 2022 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Bạn đang xem: Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 20 (Có đáp án)

Trắc nghiệm Sử 12 Bài 20 có đáp án

Câu 1. Khó khăn lớn nhất của quân Pháp trên chiến trường Đông Dương từ năm 1953 là

A. thiếu hẳn một lực lượng cơ động mạnh để đối phó với các cuộc tiến công mới của quân ta.

B. Mỹ không còn viện trợ cho cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp.

C. thiếu một vị chỉ huy giỏi, trung thành với lợi ích của nước Pháp.

D. quân Pháp không còn khả năng đánh trả quân đội Việt Nam.

Trả lời: A

Bởi vì: Khó khăn lớn nhất của quân Pháp trên chiến trường Đông Dương từ năm 1953 là thiếu hẳn một lực lượng cơ động mạnh để đối phó với các cuộc tiến công mới của quân ta.

Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng về Kế hoạch Nava (1953) của thực dân Pháp?

A. Là nỗ lực cao nhất của quân Pháp với sự giúp đỡ của Mĩ.

B. Phản ánh sự lệ thuộc sâu sắc của Pháp vào Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương.

C. Thể hiện tính chủ quan của quân Pháp khi không giải quyết được mâu thuẫn giữa vấn đề tập trung và phân tán quân.

D. Khẳng định quân Pháp đã giành được thế chủ Động trên toàn chiến trường.

Trả lời: D

Bởi vì: Kế hoạch Nava (1953) của thực dân Pháp được thực hiện khi Pháp mất thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, do đó kế hoạch này không khẳng định quân Pháp đã giành được thế chủ Động trên toàn chiến trường.

Câu 3. Bước sang năm 1953, thái độ của Pháp về cuộc chiến tranh ở Đông Dương có gì thay đổi?

A. Muốn kết thúc nhanh cuộc chiến tranh.

B. Muốn trì hoãn việc đàm phán hoà bình.

C. Muốn rút khỏi cuộc chiến trong danh dự.

D. Muốn kéo dài cuộc chiến tranh.

Trả lời: C

Bởi vì: Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị tổn thất nặng nề. Bước sang năm 1953, Pháp đề ra kế hoạch Nava với hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

Câu 4. Kế hoạch Nava (1953) được đề ra với hi vọng sẽ giành thắng lợi quyết định trong bao lâu?

A. 12 tháng.

B. 16 tháng.

C. 18 tháng.

D. 20 tháng.

Trả lời: C

Bởi vì: Năm 1953, Pháp đề ra kế hoạch Nava với hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

Câu 5. Trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở đâu ?

A. Bắc Bộ, Trung Bộ.

B. Bắc Bộ.

C. Nam Bộ, Trung Bộ.

D. Nam Bộ.

Trả lời: B

Bởi vì: Trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương.

Câu 6. Bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954, âm mưu của Pháp – Mĩ là

A. giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

B. giành lấy một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

D. giành thắng lợi quân sự để nâng cao vị thế của nước Pháp trên thế giới.

Trả lời: A

Bởi vì: Bước vào Đông Xuân 1953 – 1954, âm mưu của Pháp – Mĩ là giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

Câu 7. Phương hướng chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là

A. đánh về đồng bằng, nơi Pháp tập trung binh lực để chiếm giữ.

B. đánh vào các căn cứ của Pháp vùng rừng núi, nơi quân ta có thể phát huy ưu thế tác chiến.

C. đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

D. đánh vào những vị trí chiến lược mà địch tương đối yếu ở Việt Nam.

Trả lời: C

Bởi vì: Phương hướng chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là tập trung lực lượng đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

Câu 8. Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954, ta đã buộc địch phải phân tán binh lực ở những địa điểm dưới đây?

A. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Mường Sài, Plâyku.

B. Điện Biên Phủ, Luông Phabang, Xênô, Plâyku, Lai Châu.

C. Điện Biên Phủ, Mường Sài, Xênô, Plâyku, Kon Tum.

D. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Mường Sài, Kon Tum.

Trả lời: A

Bởi vì: Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954, ngoài Đồng Bằng Bắc Bộ, ta đã buộc địch phải phân tán binh lực ở Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Mường Sài, Plâyku.

Câu 9. Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu – đông 1953, Nava tập 44 tiểu đoàn cơ động ở

A. đồng bằng Bắc Bộ.

B. Tây Bắc.

C. Thượng Lào.

D. Bắc Trung Bộ.

Trả lời: D

Bởi vì: Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu – đông 1953, Nava tập 44 tiểu đoàn cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 10. Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến Pháp biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương?

A. Kế hoạch Nava trong quá trình thực hiện đã có sự điều chỉnh.

B. Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược do Pháp chủ động lựa chọn.

C. Pháp rất ý thức về vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên.

D. Kế hoạch Nava của Pháp đã bị thất bại hoàn toàn.

Trả lời: D

Bởi vì: Kế hoạch Nava của Pháp đã bị thất bại hoàn toàn không phải là nguyên nhân khiến Pháp biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương

Câu 11. Điện Biên Phủ được tổ chức thành mấy phân khu, có bao nhiêu cứ điểm?

A. 2 phân khu, 45 cứ điểm.

B. 3 phân khu, 49 cứ điểm.

C. 3 phân khu, 59 cứ điểm.

D. 2 phân khu, 49 cứ điểm.

Trả lời: B

Bởi vì: Điện Biên Phủ được tổ chức thành 3 phân khu với 49 cứ điểm.

Câu 12. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã

A. đánh dấu mốc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

C. buộc Pháp phải ngồi vào đàm phán tại Giơnevơ.

D. bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

Trả lời: B

Bởi vì: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

Câu 13. Điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp xây dựng năm 1953 là

A. nằm ở vùng lòng chảo Điện Biên, bốn bề đều có núi bao quanh, rất thuận lợi cho ta tổ chức tiến công.

B. nằm xa hậu phương của Pháp, rất dễ cô lập khi đường đổ bộ bị khống chế.

C. nằm ở địa bàn trọng yếu, cả hai bên đều quyết tâm chiếm giữ.

D. hệ thống công sự không có địa hình địa vật che chở, rất dễ bị ta tiến công khống chế.

Trả lời: D

Bởi vì: Điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp xây dựng năm 1953 là hệ thống công sự không có địa hình địa vật che chở, rất dễ bị ta tiến công khống chế.

Câu 14. Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava là

A. phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.

B. tấn công chiến lược ở hai miền Bắc – Nam.

C. phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.

D. phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc – Nam.

Trả lời: C

Bởi vì: Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava là phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.

Câu 15. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam?

A. Đập tan kế hoạch Nava và mọi ý đồ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.

C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.

D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.

Trả lời: D

Bởi vì: Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam

Câu 16. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình của Pháp ở Điện Biên Phủ sau cuộc tiến công thứ hai của quân ta (4/1954)?

A. Toàn bộ phân khu Nam bị tiêu diệt.

B. Sân bay Mường Thanh bị khống chế, phân khu Nam bị tiêu diệt.

C. Nhiều cao điểm phía đông phân khu Trung tâm đã bị mất, cầu tiếp viện hàng không bị khống chế.

D. Phân khu Bắc tê liệt, phân khu Nam và phân khu Trung tâm bị bao vây chặt chẽ.

Trả lời: D

Bởi vì: Sau cuộc tiến công thứ hai của quân ta (4/1954), phân khu Bắc của Pháp ở Điện Biên Phủ bị tê liệt, phân khu Nam và phân khu Trung tâm bị bao vây chặt chẽ.

Câu 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) kết thúc bằng sự kiện

A. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 giành thắng lợi.

B. chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 giành thắng lợi.

C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (21 – 7 – 1954).

D. cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 giành thắng lợi.

Trả lời: C

Bởi vì: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) kết thúc bằng sự kiện Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (21 – 7 – 1954).

Câu 18. Thắng lợi nào dưới đây đã đập tan hoàn toàn Kế hoạch Nava của thực dân Pháp?

A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.

D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2 – 1954.

Trả lời: B

Bởi vì: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đập tan hoàn toàn Kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

Câu 19. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954, quân ta tiến công và tiêu diệt địch ở

A. cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

B. các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm.

C. toàn bộ phân khu Trung tâm.

D. toàn bộ phân khu Nam.

Trả lời: A

Bởi vì: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954, quân ta tiến công và tiêu diệt địch ở cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

Câu 20. Năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm

A. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

B. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Hạ Lào.

C. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Thượng Lào.

D. tiêu diệt sinh lực địch, tạo điều kiện giải phóng Việt Bắc.

Trả lời: A

Bởi vì: Năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

Câu 21. Ai là trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương?

A. Nguyễn Duy Trinh.

B. Phạm Văn Đồng.

C. Xuân Thuỷ.

D. Nguyễn Thị Bình.

Trả lời: B

Bởi vì: Phạm Văn Đồng là trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.

Câu 22. Quyền dân tộc cơ bản mà nhân dân Việt Nam được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là

A. quyền tự chủ, dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ.

B. độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ.

C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

D. độc lập, thống nhất, quyền tự quyết và quyền bình đẳng.

Trả lời: C

Bởi vì: Quyền dân tộc cơ bản mà nhân dân Việt Nam được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 23. Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ thống nhất đất nước bằng con đường

A. tổng tuyển cử tự do trong cả nước dưới sự giám sát của một Ủy ban quốc tế.

B. thỏa thuận giữa chính quyền hai bên để sát nhập 2 miền sau khi Pháp rút hết.

C. trưng cầu dân ý hai miền để xác định việc thống nhất sẽ diễn ra bằng cách thức nào.

D. trưng cầu ý kiến của nhân dân Nam Bộ để xác định tương lai của miền Nam Việt Nam.

Trả lời: A

Bởi vì: Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ thống nhất đất nước bằng con đường tổng tuyển cử tự do trong cả nước dưới sự giám sát của một Ủy ban quốc tế.

Câu 24. Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-ve ở Việt Nam bao gồm những nước nào?

A. In-đô-nê-xia, Ấn Độ, Ba Lan

B. In-đô-nê-xia, Ấn Độ, Ca-na-đa

C. Ca-na-đa, Ấn Độ, Ba Lan

D. Ca-na-đa, Ấn Độ, Nam Tư

Trả lời: C

Bởi vì: Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-ve ở Việt Nam bao gồm Ấn Độ, Ba Lan, Ca-na-đa.

Câu 25.Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Nava?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

B. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953-1954).

C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).

D. Chiến dịch Biên Giới thu – đông (1950).

Trả lời: B

Bởi vì: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953-1954) đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Nava.

Câu 26. Pháp lại chấp nhận đàm phán với Việt Nam ở Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương vì

A. sức ép của Liên Xô.

B. Pháp sợ Trung Quốc đưa quân sang giúp đỡ Việt Nam.

C. bị thất bại ở Điện Biên Phủ.

D. dư luận nhân dân thế giới phản đối.

Trả lời: C

Bởi vì: Pháp lại chấp nhận đàm phán với Việt Nam ở Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương vì bị thất bại ở Điện Biên Phủ.

Câu 27.Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam là

A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.

C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

Trả lời: A

Bởi vì: Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 28. Thắng lợi lớn nhất mà Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đem lại đối với nhân dân Việt Nam là

A. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

B. các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

C. hiệp định cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào Việt Nam.

D. các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

Trả lời: D

Bởi vì: Thắng lợi lớn nhất mà Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đem lại đối với nhân dân Việt Nam là các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

Câu 29. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, lực lượng kháng chiến Lào sẽ tập kết ở

A. Sầm Nưa, Viêng Chăn.

B. Phong-xa-lì, Thà Khẹt.

C. Sầm Nưa, Phong-xa-lì.

D. Luông-pha-băng, Thà Khẹt.

Trả lời: C

Bởi vì: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, lực lượng kháng chiến Lào sẽ tập kết ở Sầm Nưa và Phong-xa-lì.

Câu 30. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương (1953 – 1954) kết thúc bằng giải pháp

A. chính trị.

B. quân sự.

C. kinh tế.

D. văn hóa.

Trả lời: A

Bởi vì: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương (1953 – 1954) kết thúc bằng giải pháp chính trị, đó là đàm phán và kí kế Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!