Lớp 4

Tả chiếc bánh chưng ngày Tết

Tả chiếc bánh chưng ngày Tết gồm dàn ý, cùng bài văn mẫu hay, giúp các em học sinh lớp 4, 5 nhanh chóng viết bài văn miêu tả chiếc bánh chưng thật hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.

Bánh chưng

Bạn đang xem: Tả chiếc bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về của người dân Việt Nam, bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách tả chiếc bánh chưng ngày Tết.

Dàn ý Tả chiếc bánh chưng

1. Mở bài: Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng

Vi du:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam, nhất là khi Tết đến, xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng như một món ăn gắn bó, chứa đầy tình cảm và mang đậm hương vị quê hương Việt Nam.

2. Thân bài: 

a. Tả bao quát

  • Hình dáng vuông vức
  • Kích thước: Dài và rộng khoảng 20cm, cao khoảng 5cm
  • Màu sắc: Màu xanh lá dong
  • Chất liệu: Được làm từ gạo nếp
  • Nguồn gốc: Có từ thời vua Hùng thứ 6, Lang Liêu được thần mạch bảo tạo ra bánh chưng, bánh giầy để dâng vua.

b. Tả chi tiết

– Bên ngoài

  • Lớp gói bên ngoài: là dạng tươi.
  • Dây: buộc bằng sợi lạc có màu vàng nhạt.

– Bên trong

  • Vỏ bánh: làm từ gạo nếp có hạt chắc, tròn, được ngắm màu xanh từ lớp lá gói nên có màu xanh, trắng hài hoà.
  • Đậu xanh: hạt chắc, mẩy, màu vàng ươm đẹp mắt
  • Thịt thịt được ướp với gia vị trước khi làm nhân.
  • Gia vị: muối, tiêu, hạt năm, bột ngọt.

c. Công dụng

  • Thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên.
  • Đãi khách đến nhà hoặc làm quà biểu.
  • Là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết

3. Kết bài:

  • Nêu được giá trị của bánh chưng đối với ngày Tết.
  • Cảm nghĩ của bản thân và cách bảo quản bánh chưng.
  • Có thể sử dụng nhân hoá, so sánh để kết bài thêm phần cuốn hút.

Tả chiếc bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tốt bật, vội và

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, là dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu như lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là là dong.

Là dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc là bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc là lãnh để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì là dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh.

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dạy. Chuẩn bị dây để gọi, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc khói lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và phát huy.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!