Lớp 10

Soạn bài Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi – Kết nối tri thức 10

Mãi mãi tuổi hai mươi là một cuốn sách hay được rất nhiều bạn đọc yêu thích. Chính vì vậy, hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi, rất hữu ích.

Soạn bài Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi
Soạn bài Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi

Hy vọng với tài liệu soạn văn lớp 10 được giới thiệu, các bạn học sinh sẽ chuẩn bị bài nhanh chóng hơn. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi – Kết nối tri thức 10

Soạn bài Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi

Câu 1. Hình dung về hoàn cảnh ra đời của văn bản (tình hình đất nước, cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả, điều kiện viết – sáng tác…)

– Tình hình đất nước: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang trong giai đoạn phức tạp.

– Cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả: Tác giả vốn đang là một chàng sinh viên của Trường Tổng hợp (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội), nhưng đã gia nhập quân ngũ trở, lên đường vào Nam.

– Điều kiện viết – sáng tác: Trên đường hành quân vào Nam.

=> Tác phẩm là một cuốn nhật kí ghi lại hành trình gian khổ của người lính trên con đường giành lại độc lập cho đất nước, nhân dân.

Câu 2. Tìm hiểu quan điểm nhìn nhận đời sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết.

– Quan điểm nhìn nhận đời sống của người viết:

  • Bước ra khỏi cánh cửa giảng đường, sống cuộc đời của người lính, Nguyễn Văn Thạc trở nên sống có trách nhiệm hơn.
  • Mỗi chặng đường, anh đều ghi chép tỉ mỉ những sự kiện đã diễn ra. Cuốn nhật ký này không chỉ được viết bởi sự kiện, mà còn đan xen vào đó những ý nghĩ, suy nghĩ và đánh giá nhìn nhận bằng con mắt của người lính.
  • Qua những lần hành quân đã giúp người con trai ấy trở nên gần gũi thân quen hơn với cuộc sống thực tế.

– Cảm xúc, tâm trạng của người viết:

  • Tự hào, vui sướng khi được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh – “Một màu xanh bất diệt của sự sống”, hạnh phúc khi nhận ra được những điều ý nghĩa.
  • Bồi hồi, xúc động, nghẹn ngào vì sự thiêng liêng của buổi chia tay, tình cảm của người đưa tiễn.
  • Nhớ nhà, nhớ về Hà Nội, nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ cùng với Như Anh.

Câu 3. Phân tích giọng điệu trần thuật và mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng… trong văn bản.

– Giọng điệu trần thuật: Hồi tưởng về quá khứ, tự hào vui sướng trước hiện tại.

– Mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng… trong văn bản: Tác giả suy ngẫm về sự lựa chọn của mình, hồi tưởng về ngày chia tay, trở về thực tại với niềm hạnh phúc, sung sướng khi được khoác lên bộ quân phục màu xanh.

Câu 4. Nhận ra thông điệp từ văn bản và nêu được tác động của nó đối với những lựa chọn của bản thân.

Thông điệp của văn bản: Khơi gợi cho thế hệ trẻ ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. Từ đó, chúng ta cần có được lí tưởng cao đẹp, xác định niềm đam mê để trở thành người có ích cho xã hội.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!