Lớp 10

Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối

Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học sinh sẽ được luyện tập thực hành các phép tu từ về phép điệp và phép đối.

Soạn bài Thực hành các phép tu từ
Soạn bài Thực hành các phép tu từ

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối, mời bạn đọc tham khảo.

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối

Soạn văn Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối

I. Luyện tập về phép điệp ngữ

Câu 1. Đọc những ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi

a.

– Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu anh (chị) thử thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này… thì câu thơ sẽ như thế nào? (Có gì khác về ý, hình ảnh và nhạc điệu? Có gợi được hình ảnh người con gái không?)

– Cũng ở ngữ liệu (1) :

Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thủa nào ra

Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa? Cách lặp này có giống với nụ tầm xuân ở trên không?

a. Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không? Việc lặp từ ở những câu đó có tác dụng gì?

b. Phát biểu định nghĩa về phép điệp.

Gợi ý:

a.

– Nếu anh (chị) thử thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này,… thì câu thơ sẽ thay đổi: “nụ tầm xuân” gợi liên tưởng đến người con gái trẻ, với hình ảnh “nụ tầm xuân nở” có nghĩa là em đã có chồng. Sự lặp lại cụm từ “nụ tầm xuân” có tác dụng vừa nhấn mạnh, vừa làm cho ý thơ, nhịp thơ dường như chững lại. Đồng thời góp phần diễn tả sự hụt hẫng, sự thảng thốt trong tâm trạng của chàng trai. Nếu thay thế bằng “hoa tầm xuân” hoặc “cây hoa này” thì sẽ mất đi ý trên.

– Sự lặp lại này nhằm nhấn mạnh tình cảnh “cá chậu, chim lồng”, nỗi chua xót, sự lệ thuộc, bế tắc về bi kịch hôn nhân tình yêu của người phụ nữ thời phong kiến. Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh vẫn rõ ý. Cách lặp này không giống với nụ tầm xuân ở trên.

b. Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ không phải là phép điệp tu từ. Việc lặp lại như vậy chỉ góp phần tạo sự đối xứng, nhịp điệu cho câu thơ.

c. Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một, một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu từ) nhằm nhấn mạnh, diễn tả cảm xúc, ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.

Câu 2.

a.

– Tôi yêu bố và yêu cả mẹ nữa.

– Nhà tôi có một con mèo và tôi rất yêu con mèo ấy.

– Bố mua một bó hoa hồng ở cửa hàng để tặng mẹ bó hoa hồng đó vào ngày mùng 8 tháng 3.

b.

 “Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt”

(Ca dao)

– Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

(Ca dao)

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

b.

Cơn mưa rào sáng nay đi qua cuốn theo cái nắng hè oi bức của những hôm trước đi xa. Cánh đồng làng dường như khoác lên mình một bộ áo mới. Mưa đến đem theo làn nước mát tưới tắm cho cánh đồng sau những ngày hè nắng oi ả. Những chú cò trắng nghiêng cánh bay lên đậu xuống. Chim sơn ca véo von ca hát để chào ngày mới. Đồng làng xanh thắm bao la. Lúa phơi phới dâng lên. Ngọn lúa uốn cong như xòe bàn tay lên mừng vui reo hát. Em cùng nhóm bạn trong lòng rủ nhau ra cánh đồng bắt cá ở những con mương nhỏ. Đây chính là thời điểm thu hoạch bội thu nhất của đám trẻ con làng quê chúng em. Nào là những con tôm, con tép. Nào là con ốc, con cua, và còn có cả cá rô nữa… Những chiến lợi phẩm ấy khiến chúng em cảm thấy rất thích thú. Sau cơn mưa, cánh đồng quê sẽ chứa đựng rất nhiều điều thú vị.

II. Luyện tập về phép đối

Câu 1. Đọc những ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi

a.

– Ở ngữ liệu (1) và (2): cách sắp xếp từ ngữ cân đối giữa hai vế trong một câu. Mỗi câu đều có hai vế, mỗi vế đều có ba từ.

– Vị trí của các danh từ (chim, người/tổ, tông…) các tính từ (đói, rách, sạch, thơm…), các động từ (có, diệt, trừ…) đứng ở những vị trí giống nhau xét về cấu tạo ngữ pháp của mỗi vế (ví dụ hai danh từ “chim” và “người” đều đứng ở vị trí đầu mỗi vế; hai tính từ “sạch” và “thơm” đều đứng ở vị trí cuối mỗi vế…).

b. Trong ngữ liệu (3) và (4), những cách đối khác nhau:

– Ngữ liệu (3): tiểu đối trong một câu (Khuôn trăng đầy đặn / nét ngài nở nang, Mây thua nước tóc/tuyết nhường màu da).

– Ngữ liệu (4): đối giữa hai câu (Rắp mượn điền viên vui tế nguyệt/Trót đem thân thế hẹn tang bồng)

c. Ta có thể tìm thấy trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; Truyện Kiều của Nguyễn Du rất nhiều câu văn sử dụng phép đối.

– Hịch tướng sĩ:

  • Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ/nghìn xác này gói trong da ngựa;
  • Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa/hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển/hoặc vui thú ruộng vườn/hoặc quyến luyến vợ con;…

– Bình Ngô đại cáo:

  • Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
  • Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
  • Gươm mài đá, đá núi phải mòn / Voi uống nước, nước sông phải cạn;…

– Truyện Kiều: Gươm đàn nửa gánh/non sông một chèo; Người lên ngựa/kẻ chia bào…

d.

Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

Câu 2.

a.

– Phép đối trong tục ngữ có tác dụng làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.

– Đa số đó là các cụm từ cố định giống như các thành ngữ, quán ngữ.

– Phép đối trong tục ngữ thường đi kèm với các biện pháp ngôn ngữ như: thường gieo vần lưng, từ ngữ dùng mang giá trị tu từ (ẩn dụ, so sánh, nhân hoá…)…

b. Tục ngữ là những câu rất ngắn nhưng vẫn khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền. Do cách diễn đạt của tục ngữ được chọn lọc, gọt giũa, có vần, có đối, nghe một lần là nhớ và rất khó quên.

Câu 3.

a.

– Đối giữa các từ trong câu: Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

– Tiểu đối trong một câu: Mai cốt cách – tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ -mười phân vẹn mười.

– Đối giữa hai vế câu: Lúc khó thì chẳng ai nhìn/ Đến khi đỗ Trạng chín nghìn anh em

b. Gợi ý:

Tết đến, cả nhà vui như Tết
Xuân về, cả nhà tươi như hoa

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!