Lớp 2

Soạn bài Thư gửi bố ngoài đảo (trang 95)

Soạn bài Thư gửi bố ngoài đảo sách Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần đọc, viết, luyện tập và đọc mở rộng trang 95, 96, 97, 98, 99 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Qua đó, sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp, hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của bài 22 chủ đề Con người Việt Nam. Đây cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô tham khảo, để soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Soạn bài Thư gửi bố ngoài đảo (trang 95)

Soạn bài phần Đọc – Bài 22: Thư gửi bố ngoài đảo

Khởi động

Em thấy những ai trong 2 bức tranh? Họ đang làm gì?

Thư gửi bố ngoài đảo

Gợi ý trả lời:

  • Bức tranh 1: Một cậu bé đang viết thư.
  • Bức tranh 2: Một chú bộ đội đang đứng canh gác ngoài đảo Trường Sa.

Trả lời câu hỏi

1. Bạn nhỏ viết thư cho bố vào dịp nào?

2. Bố bạn nhỏ đang làm công việc gì ở đảo?

3. Bạn nhỏ đã gửi gì cho bố?

a. bánh chưng           b. hoa            c. thư

4. Theo em, khổ thơ cuối muốn nói điều gì?

a. Bố và các chú bảo vệ vùng biển, vùng trời quê hương.

b. Bố và các chú xây hàng rào ở đảo.

c. Bố và các chú là hàng rào chắn sóng, chắn gió.

Gợi ý trả lời:

1. Bạn nhỏ viết thư cho bố vào dịp sắp đến Tết.

2. Bố bạn nhỏ đang làm công việc canh gác ngoài đảo xa

3. Bạn nhỏ đã gửi gì cho bố: c. thư

4. Theo em, khổ thơ cuối muốn nói: a. Bố và các chú bảo vệ vùng biển, vùng trời quê hương.

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Từ ngữ nào chỉ hành động của bố? Từ ngữ nào chỉ hành động của con?

Từ chỉ hành động của bố

2. Thay lời bạn nhỏ, nói một câu thể hiện tình cảm đối với bố.

Gợi ý trả lời:

1. Từ ngữ nào chỉ hành động của bố: giữ đảo, giữ trời, nghe.

Từ ngữ nào chỉ hành động của con: viết thư, gửi thư, gửi hoa.

2. Thay lời bạn nhỏ, nói một câu thể hiện tình cảm đối với bố: Bố ơi, con cảm ơn bố và các chú bộ đội đã ngày đêm canh gác, bảo vệ vùng trời, vùng biển quê hương, cho chúng con một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Soạn bài phần Viết – Bài 22: Thư gửi bố ngoài đảo

1. Nghe – viết: Thư gửi bố ngoài đảo (từ đầu đến cũng nghe).

2. Chọn tiếng phù hợp thay cho ô vuông:

a. dang/giang: ⬜tay, giỏi⬜, dở⬜

b. dành/giành: dỗ⬜, tranh⬜, để….

3. Chọn a hoặc b.

a. Tìm từ ngữ gọi tên loại quả có tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.

Từ ngữ gọi tên loại quả có tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

b. Chọn ip hoặc iêp thay cho ô vuông:

– Nhân d⬜ tết, em viết một tấm th⬜ gửi lời chúc đến các chú bộ đội Trường Sa.

– Những con sóng liên t⬜ xô vào bờ.

Gợi ý trả lời:

1. Nghe – viết: Thư gửi bố ngoài đảo.

Thư bố ngoài đảo xa

Bây giờ sắp tết rồi
Con viết thư gửi bố (…)

Tết con muốn gửi bố
Cái bánh chưng cho vui
Nhưng bánh thì to quá
Mà hòm thư nhỏ thôi

Gửi hoa lại sợ héo
Đường ra đảo xa xôi
Con viết thư gửi vậy
Hẳn bố bằng lòng thôi.

Ngoài ấy chắc nhiều gió
Đảo không có gì che
Ngoài ấy chắc nhiều sóng
Bố lúc nào cũng nghe.

Chú ý: Viết hoa chữ cái đầu tên bài, đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. Tập viết ra nháp những chữ dễ viết sai chính tả: bánh chưng, chắc, che, sắp, sóng, xa xôi,…

2. Ta thay như sau:

a. dang/giang: dang tay, giỏi giang, dở dang.

b. dành/giành: dỗ dành, tranh giành, để dành.

3. a. Tìm từ ngữ gọi tên loại quả có tiếng bắt đầu bằng s hoặc x:

  • Quả xoài
  • Quả sung
  • Quả sầu riêng

b. Nhân dịp Tết, em viết một tấm thiệp gửi lời chúc đến các chú bộ đội Trường Sa.

Những con sóng liên tiếp xô vào bờ.

Soạn bài phần Luyện tập – Bài 22: Thư gửi bố ngoài đảo

Luyện từ và câu

1. Những từ ngữ nào dưới đây chỉ người làm việc trên biển?

Từ chỉ người làm việc trên biển

2. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu:

Tạo câu

3. Dựa vào kết quả ở bài tập 2, đặt 2 câu hỏi và 2 câu trả lời theo mẫu có sẵn:

M: – Những người dân chài ra khơi để làm gì?

– Những người dân chài ra khơi để đánh cá.

Gợi ý trả lời:

1. Những từ ngữ chỉ người làm việc trên biển:

  • Ngư dân
  • Thợ lặn
  • Hải quân
  • Thủy thủ

2. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu.

  • Những người dân chài ra khơi – để đánh cá.
  • Các chú hải quân tuần tra – để canh giữ biển đảo.
  • Người dân biển làm lồng bè – để nuôi tôm cá.

3. Dựa vào kết quả ở bài tập 2, đặt 2 câu hỏi và 2 câu trả lời theo mẫu có sẵn:

– Các chú hải quân tuần tra để làm gì?

Các chú hải quân tuần tra để canh giữ biển đảo.

– Người dân biển làm lồng bè để làm gì?

Người dân biển làm lồng bè để nuôi tôm cá.

Luyện viết đoạn

1. Nói những điều em biết về các chú bộ đội hải quân.

Chú bộ đội hải quân

2. Viết 4-5 câu để cảm ơn các chú bộ đội hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

Chú bộ đội hải quân

Gợi ý trả lời:

1. Nói những điều em biết về các chú bộ đội hải quân: Chú bộ đội hải quân khoác trên mình bộ quân phục áo màu trắng, cổ áo và tay áo có viền kẻ xanh trắng, quần màu xanh lam, mũ trắng có viền xanh. Trên viền xanh có dòng chữ “Hải Quân Việt Nam”, ở trước mũ có hình tròn màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng là quốc huy nước Việt Nam.

2. Công việc hàng ngày của chú bộ đội hải quân rất vất vả. Chú đã không quản ngày đêm để canh giữ vùng biển em có sự bình yên no ấm. Em hứa sẽ chăm ngoan nghe lời cô giáo và học giỏi để trở thành những con người có ích, đem lại vinh quang cho đất nước. Con mong ước một ngày có chuyến tàu từ đất liền ra hải đảo xa xôi để con được ra thăm các chú bộ đội hải quân.

Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 22: Thư gửi bố ngoài đảo

1. Tìm đọc bài thơ, câu chuyện viết về các chú bộ đội hải quân.

2. Đọc cho các bạn nghe những câu văn, câu thơ em thích.

Chú bộ đội hải quân

Gợi ý trả lời:

1. Bài thơ Chú bộ đội hải quân.

Đứng canh ngày canh đêm
Ngoài xa vời hải đảo
Kìa bóng chú hải quân
Dưới trời xanh trứng sáo.
Mặc nắng mưa gió bão
Cây súng chú chắc tay
Quân thù mà ló mặt
Biển lớn sẽ vùi thây.
Em mong ngày khôn lớn
Sẽ vượt sóng ra khơi
Cũng cầm chắc cây súng
Giữ lấy biển lấy trời

2. Những câu thơ em thích:

Em mong ngày khôn lớn
Sẽ vượt sóng ra khơi
Cũng cầm chắc cây súng
Giữ lấy biển lấy trời

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 2

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!