Lớp 7

Soạn bài Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang – Cánh diều 7

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang
Soạn bài Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn đang xem: Soạn bài Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang – Cánh diều 7

Soạn bài Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

1. Chuẩn bị

Đọc trước văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang và tìm hiểu thêm về hoạt động đấu vật dân tộc.

Gợi ý:

Một trận đấu vật sẽ có hai vận động viên (thường gọi là đô vật). Khi trận đấu bắt đầu, hai vận động viên bước ra chào khán giả. Trọng tài phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật sẽ đứng khom lưng, tay dang ngang. Người này tiến lên, người kia lùi xuống như để thăm dò đối phương. Hai đô vật sẽ tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Nếu như một đô vật bị đối thủ quật ngã và không thể đứng dậy sẽ thua cuộc.

2. Đọc hiểu

Câu 1. “Sới vật” là gì? Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là gì?

– “Sới vật” khoảng đất trống, sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn – nơi diễn ra các cuộc đấu vật.

– Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông: Hai hình toàn vẹn, biểu tượng cho trời và đất (trời tròn, đất vuông).

Câu 2. Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang có gì đặc sắc?

Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang: Thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu” hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”.

Câu 3. Mục đích của keo vật thờ là gì?

Giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết gì về nội dung chính được nói tới trong văn bản? Em hãy phân biệt “sới vật” và “hội vật”.

– Nội dung chính được nói tới trong văn bản: Nét đặc sắc của đấu vật ở Bắc Giang.

– “Sới vật”: nơi diễn ra các cuộc đấu vật; “hội vật”: lễ hội thi đấu vật.

Câu 2. Theo văn bản, để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức nào?

  • Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ.
  • Mở đầu hội vật, hai đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng.
  • Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài.
  • Nghi thức xe đài hoàn tất, keo vật thờ chính thức diễn ra.

Câu 3. “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?

– “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự: Thời gian (Giới thiệu hai đô, nghi lễ bái tổ, nghi thức xe đài, keo vật thời)

– Những quy tắc:

  • Giới thiệu một cách trang trọng về hai đô vật.
  • Trống chầu vang lên lần một, hai đô vật vào tư thế chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn.
  • Trống chầu vang lên lần hai, hai đô vật vừa khom lưng bái tổ vừa tiến ba bước rồi lùi ba bước.
  • Trống chầu vang lên lần ba, hai đô vật thực hiện nghi thức xe đài với động tác đặc trưng của vùng miền.
  • Keo vật thờ chính thức diễn ra, hai đô vật trình diễn các miếng đánh một cách chậm rãi, nhịp nhàng và đẹp mắt.
  • Kết thúc keo vật, cả hai cùng thua “lấm lưng trắng bụng”.

Câu 4. Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật? Hãy nêu một hoạt động hội thi truyền thống ở quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang.

  • Văn bản giúp em hiểu được những nét đặc sắc của hội vật ở Bắc Giang.
  • Một hoạt động hội thi truyền thống: Bịt mắt đập niêu, Kéo co…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!