Lớp 10

Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học sinh sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử của tiếng Việt.

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 10: Khái quát lịch sử tiếng Việt, kính mời bạn đọc tham khảo dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

Soạn văn Khái quát lịch sử tiếng Việt

I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước

a. Nguồn gốc của tiếng Việt

– Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt.

– Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt

– Họ ngôn ngữ Nam Á được chia thành một số dòng, trong đó có dòng Môn – Khmer (phân bố ở cao nguyên Nam Đông Dương và miền phụ cận vùng núi Bắc Đông Dương).

– Từ dòng Môn – Khmer tách ra tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ).

– Tiếng Việt Mường gồm tiếng Việt và tiếng Mường.

2. Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc

– Trong quá trình phát triển, tiếng Việt có quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau trong khu vực. Nhưng sự tiếp xúc của tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra lâu dài và sâu rộng nhất.

– Vài thời Bắc thuộc, tiếng Hán đã truyền vào Việt Nam với chính sách đồng hóa, tiếng Việt bị chèn ép.

– Tiếng Việt và tiếng Hán vốn có sự khác biệt, nhưng trong quá trình tiếp xúc để phát triển mạnh mẽ, nó đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán.

– Chiều hướng chủ đạo của vay mượn là Việt hóa, trước hết là về mặt âm đọc, sau đó là về mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng.

3. Tiếng Việt dưới thời kỳ độc lập tự chủ

– Bắt đầu từ thế kỉ XI, cùng với việc xây dựng và củng cố thêm một bước nhà nước phong kiến độc lập ở nước ta, Nho học dần được đề cao và giữ vị trí độc tôn.

– Việc học ngôn ngữ – văn tự Hán được các triều đại Việt Nam chủ động đẩy mạnh, một nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam được hình thành và phát triển.

– Tiếng Việt ngày càng thêm phong phú, tinh tế, uyển chuyển.

– Dựa vào việc vay mượn một số yếu tố văn tự Hán, một hệ thống chữ viết đã được xây dựng nhằm ghi lại tiếng Việt, là chữ Nôm.

– Với chữ Nôm, tiếng Việt ngày càng khẳng định ưu thế của mình trong sáng tác thơ văn, ngày càng trở nên tinh tế, trong sáng và uyển chuyển hơn.

4. Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc

– Dưới thời Pháp thuộc, mặc dù chữ hán mất địa vị chính thống, nhưng tiếng Việt vẫn bị chèn ép.

– Ngôn ngữ hành chính, ngoại giao, giáo dục lúc này chủ yếu là tiếng Pháp.

– Với sự ra đời của chữ quốc ngữ, việc tiếp nhận ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ – văn hóa phương Tây (chủ yếu là ngôn ngữ – văn hóa Pháp), văn xuôi tiếng Việt hiện đại đã nhanh chóng hình thành và phát triển.

– Những hoạt động sôi nổi của văn chương, báo chí càng làm cho tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú.

5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay

– Sau Cách mạng, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954), công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học nói riêng và chuẩn hóa tiếng Việt nói chung đã được tiến hành một cách mạnh mẽ hơn.

– Với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước đồng bào cả nước và nhân dân toàn thế giới vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, tiếng Việt đã có được vị trí xứng đáng trong một nước Việt Nam độc lập, tự do.

– Tiếng Việt đã hoàn toàn thay thế tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại.

– Tiếng Việt được dùng ở mọi bậc học, mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học từ thấp đến cao.

II. Chữ viết của tiếng Việt

– Theo truyền thuyết và dã sử, từ thời xa xưa, người Việt cổ đã có chữ viết riêng, tuy nhiên cho đến ngày nay vẫn chúng ta vẫn chưa tìm thấy dấu tích của chữ viết ấy.

– Với sự du nhập và truyền bá ngôn ngữ – văn tự Hán, chữ Nôm xuất hiện. Chữ Nôm là một hệ thống chữ viết ghi âm, dùng chữ Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết, trên cơ sở đọc chữ Hán của người Việt (âm Hán Việt).

– Đến nửa đầu thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã dựa vào bộ chữ cái La-tinh để xây dựng một thứ chữ mới ghi âm tiếng Việt, nhằm phục vụ cho việc truyền giảng đạo Thiên chúa, sau này được gọi là chữ quốc ngữ.

– Chữ quốc ngữ dần được hoàn thiện, và cuối cùng trở thành chữ viết của dân tộc.

III. Luyện tập

Câu 1. Hãy tìm ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.

Gợi ý:

– Giữ nguyên về nghĩa, chỉ khác cách đọc: nhất, kim, thủy, mộc…

– Rút gọn: chính nhân quân tử – quân tử…

– Đảo vị trí các yếu tố: quang minh chính đại – chính đại quang minh…

– Đổi khác nghĩa: đinh ninh – yên chí, tin chắc là

– Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt: cửu vĩ hồ – cáo chín đuôi…

Câu 2. Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

Gợi ý:

– Chữ quốc ngữ đơn giản, dễ học.

– Cách đọc và cách viết có sự phù hợp khá cao.

Câu 3. Hãy tìm thêm ví dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong bài.

– Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây: vi-ô-lét, lay-ơn, in-tơ-nét…

– Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: lãnh địa, thính giả, độc giả…

– Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): máy tính, cà phê, ca cao…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!