Lớp 10

Soạn bài Chí khí anh hùng

Đoạn trích Chí khí anh hùng được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 10, đã khắc họa hình ảnh người anh hùng Từ Hải với những phẩm chất, ý chí của bậc trượng phu. 
THPT Nguyễn Đình Chiểu mời bạn đọc tham khảo tài liêu Soạn văn 10: Chí khí anh hùng, được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

Soạn văn Chí khí anh hùng chi tiết

I. Tác giả

– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

Bạn đang xem: Soạn bài Chí khí anh hùng

– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.

– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Một số tác phẩm như:

  • Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
  • Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…

II. Tác phẩm

1. Vị trí đoạn trích

– Đoạn trích “Chí khí anh hùng” thuộc phần Gia biến và lưu lạc (từ câu 2213 đến câu 2230).

– Nội dung chính: Cuộc đời Kiều tưởng chừng như sẽ rơi vào bế tắc khi lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Thì bỗng nhiên Từ Hải xuất hiện và cứu nàng thoát khỏi cảnh ô nhục. Từ Hải đã cho Kiều một danh phận cũng như giúp nàng báo ân, báo oán. Nửa năm trôi qua, cuộc sống của hai người đương hạnh phúc. Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm mà muốn có sự nghiệp lớn nên đã từ biệt Kiều ra đi để gây dựng sự nghiệp.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. 4 câu đầu: Khát vọng công danh của Từ Hải.
  • Phần 2. 12 câu sau: Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều.
  • Phần 3. 2 câu cuối: Sự ra đi quyết tâm của Từ Hải.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Khát vọng công danh của Từ Hải

– Hoàn cảnh bộc lộ: Sau khi sống với Thúy Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn.

– “Động lòng bốn phương”: ý nói đến chí lớn của người nam nhi thời xưa.

– “trượng phu’: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.

– “thoắt”: sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải.

=> Từ Hải thoát khỏi tình cảm cá nhân, khát vọng lập công danh sự nghiệp.

– “Mênh mang”: độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng giữa vũ trụ rộng lớn.

-“trông vời”: cái nhìn rộng lớn, sáng suốt.

– “Thanh gươm yên ngựa”: gợi hình ảnh Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng rong, cho thấy ý chí quyết tâm và bản lĩnh của người anh hùng.

=> Từ Hải coi Kiều như tâm phúc của mình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.

2. Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều

– Thúy Kiều: mong muốn được đi cùng Từ Hải, giữ trọn đạo vợ chồng – “phận gái chữ tòng”.

– Từ Hải hứa với Kiều rằng khi nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “ tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “ Làm cho rõ mặt phi thường”: đến khi sự nghiệp ổn định sẽ cưới nàng cho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no.

3. Sự ra đi quyết tâm của Từ Hải

– “Đành lòng chờ đó ít lâu”: mong muốn Thúy Kiều có thể chờ đợi.

– Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: “Chầy chăng là một năm sau vội gì” với mong muốn một năm sau sẽ mang vinh quang về, chàng rất tự tin và chắc chắn về chiến thắng của mình.

– “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”: chim bằng – loài chim của sự dũng mãnh, ý chí tác giả ví với Từ Hải, đã đến lúc chàng tung bay đôi cánh để tìm khát vọng của bản thân.

– Các động từ mạnh “dứt”, “quyết” đã khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải.

Tổng kết: 

– Nội dung: Qua đoạn trích Chí khí anh hùng, Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh người anh hùng Từ Hải với những phẩm chất và ý chí của bậc trượng phu, mang lại ánh sáng tươi đẹp cho đời và tình cảm sâu sắc của Từ Hải và Kiều.

– Nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả, hình ảnh tượng trưng…

Soạn văn Chí khí anh hùng ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

Câu 1. Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa của các cụm từ lòng bốn phương và mặt phi thường. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

– Hàm ý của các cụm từ:

  • lòng bốn phương (gợi sự rộng lớn): ý chí lập công danh, sự nghiệp
  • mặt phi thường: có sự hơn người, xuất chúng

– Từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường, thoắt, trông vời, trời bể mênh mang, thanh gươm yên ngựa…

Câu 2. Từ Hải đã bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào?

– “Tâm phúc tương tri/Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”: Khéo trách Kiều là tri kỷ mà không hiểu rõ lòng mình, vẫn chưa thoát khỏi suy nghĩ của nữ nhi.

– “Bao giờ mười vạn tinh binh/Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”: Tự tin về một tương lai đạt được công danh sự nghiệp, thực hiện lời hứa với Thúy Kiều.

=> Sự quyết tâm đạt lập công danh, không hề luyến tiếc tình cảm thường tình.

Câu 3. Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hóa) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách miêu tả phổ biến của văn học trung đại không?

– Cách miêu tả người anh hùng Từ Hải theo bút pháp lí tưởng hóa: sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ và cảm hứng vũ trụ.

– Cách miêu tả về người anh hùng mang chí khí “bốn phương” đã rất phổ biến trong văn học trung đại.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!