Lịch sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Cánh diều trang 69, 70, 71 giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 18 Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407) thuộc chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV.
Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Soạn Lịch sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407), mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây nhé.
Bạn đang xem: Lịch sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 Bài 18
Câu hỏi mục 1 trang 70
Đọc thông tin và quan sát các hình 18.1, 18.2, lược đồ 18.1, hãy:
– Trình bày sự thành lập nhà Hồ.
– Cho biết việc Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu và chuyển kinh đô chứng tỏ điều gì.
Gợi ý đáp án
Sự thành lập nhà Hồ:
– Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần khủng hoảng, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
– Hồ Quý Ly dần thao túng triều đình nhà Trần.
– Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi vua, lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu thành Đại Ngu.
Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu và chuyển kinh đô chứng tỏ:
– Chuyển giao triều đại cũ sang triều đại mới, nhà Hồ thành lập.
– Nhà Hồ không đủ năng lực cai trị đất nước, dời đô về nơi hiểm yếu, dễ phòng thủ để chống lại các cuộc nổi dậy.
Câu hỏi mục 2 trang 70
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát bảng 18, hình 18.3, hãy:
– Giới thiệu nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly.
– Nêu tác động của cải cách do Hồ Quý Ly thực hiện đối với xã hội thời nhà Hồ.
Gợi ý đáp án
* Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly:
-Về chính trị:
+ Cải tổ bộ máy chính quyền.
+ Đổi tên các đơn vị hành chính.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát quan lại.
+ Hạn chế quyền lực của quý tộc nhà Trần, chiêu dụ những người ngoài họ Trần nhưng có học vấn, tài năng.
– Về kinh tế:
+ Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng.
+ Ban hành chính sách hạn điền (hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn).
+ Quy định thuế ruộng, thuế đinh; thống nhất các đơn vị đo lường.
– Về xã hội:
+ Thực hiện chính cách hạn nô (hạn chế sở hữu nô tì).
+ Tăng cường kiểm soát hộ tịch.
+ Những năm đói kém, bắt nhà giàu bán thóc cho dân, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân.
– Về văn hóa giáo dục:
+ Dịch sách chữ hán chữ nôm.
+ Sửa đổi qui chế thi cử học tập.
+ Đề cao Nho giáo, hạn chế ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo.
– Về quốc phòng: chế tạo nhiều loại vũ khí mới (súng thần cơ, thuyền chiến…), phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố (thành Tây Đô, thành Đa Bang…).
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 7 Bài 18 trang 71
Luyện tập 1
Trình bày khái quát những nét chính về nhà Hồ (1400-1407)
Gợi ý đáp án
– Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vua lập ra nhà Hồ, đổi tên nước thành Đại Ngu ⇒ nhà Hồ được thành lập.
– Trước và sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly thực hiện nhiều cải cách trên một số lĩnh vực. Những chính sách cải cách này đưa đến những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên cuộc cải cách đã ảnh hưởng đến khả năng đoàn kết toàn dân của nhà Hồ.
-Trong những năm 1406 – 1407, nhà Hồ tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược nhưng thất bại.
Vận dụng 2
Hãy cho biết suy nghĩ của em về việc Hồ Quý Ly lập nên nhà Hồ.
Gợi ý đáp án
Hồ Quý Ly đã dẹp bỏ Trần triều mục nát, đó dứt khoát là một điều tốt, biết rằng việc Quý Ly phế Trần cũng chỉ là chuyện trước sau. Tuy nhiên cách ép vua Trần nhường ngôi lại bá đạo, tàn độc, vì vậy không được lòng dân tin theo. Dẫn đến hàng loạt các biến cố sau này, mà nghiêm trọng nhất là việc để đất nước rơi vào tay giặc Minh đô hộ.
Vận dụng 3
Sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược để lại bài học gì cho sự nghiệp bảo vệ đất nước hiện nay?
Gợi ý đáp án
Sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược để lại bài học :
– Phải biết dựa vào sức mạnh đoàn kết của nhân dân
– Quân dân trên dưới một lòng đoàn kết quyết tâm đánh giặc
– Tin tưởng và biết quan tâm tới đời sống của nhân dân
– Có đường lối đánh giặc đúng đắn
– Khi giặc mạnh không nên đương đầu trực tiếp với giặc sẽ hao mòn lực lượng của ta và không rút lui cố thủ mà nên bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7