Lịch sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy
Lịch sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy giúp các em học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức về thị tộc, bộ lạc, sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 10 chương I trang 11.
Việc soạn Sử 10 bài 2 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.
Bạn đang xem: Lịch sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy
Lý thuyết bài Xã hội nguyên thủy
1. Thị tộc – bộ lạc
– Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu. Đứng đầu là tộc trưởng.
– Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên. Quan hệ gữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.
2. Buổi đầu của thời đại kim khí
Chế tác công cụ kim loại
– Con người tìm và sử dụng kim loại
- Khoảng 5.500 năm trước đây – đồng đỏ.
- Khoảng 4.000 năm trước đây – đồng thau.
- Khoảng 3.000 năm trước đây – sắt.
– Hệ quả
- Năng suất lao động tăng
- Khai thác thêm đất đai trồng trọt
- Thêm nhiều ngành nghề mới.
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
– Người lợi dụng chức quyền chiếm của chung -> tư hữu xuất hiện
– Tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ, gia đình thay đổi theo, gia đình phụ hệ xuất hiện.
-> Xã hội phân chia giai cấp
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 trang 11
Câu 1
Hãy giải thích tính cộng đồng của thị tộc?
Gợi ý đáp án
- Trong thị tộc đòi hỏi sự phân công lao động thật hợp lí, sự “chung lưng đấy cật” là nguyên tắc vàng, mỗi người mỗi việc phối hợp ăn ý với nhau.
- Do yêu cầu công việc và trình độ lao động thời nguyên thủy đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc.
- Thức ăn kiếm được chưa nhiều chưa đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên người ta thấy cần thiết phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.
- Như vậy, quan hệ thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung làm chung, ăn chung thậm chí ở chung một nhà.
Câu 2
Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy như thế nào?
Gợi ý đáp án
Tư hữu xuất hiện dẫn tới sự thay đổi lớn trong xã hội nguyên thủy:
- Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ
- Quan hệ gia đình cũng thay đổi theo, gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ.
- Thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu – nghèo
- Xã hội thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ, con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại có giai cấp có nhà nước.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10