Lớp 10

Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giải Hóa 10 Bài 7 giúp các em học sinh lớp 10 nắm vững được kiến thức về nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 10 chương II trang 35.

Việc giải bài tập Hóa 10 bài 7 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Bạn đang xem: Hóa học 10 Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Lý thuyết Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học

Các nguyên tố hóa học được xếp vào bảng tuần hoàn dựa trên các nguyên tắc sau:

a) Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng ngang (chu kì).

c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị (electron có khả năng tham gia vào quá trình hình thành liên kết hóa học) được xếp thành một cột (nhóm).

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

a) Ô nguyên tố

Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố. Các ô nguyên tố được đánh số thứ tự, số thứ tự chính là số điện tích Z của nguyên tố đó. Đó cũng chính là số hạt proton trong hạt nhân và bằng số electron thuộc lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố đó.

b) Chu kì và nhóm

Chu kì

Nhóm

Định nghĩa

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Nhóm là tập hợp các nguyên tố hóa học được xếp thành cột gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau.

Cấu trúc

– Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì đó.

– Có 7 chu kì

Chu kì nhỏ: là các chu kì 1, 2, 3.

Chu kì lớn: là các chu kì 4, 5, 6, 7.

– Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm.

– Bảng tuần hoàn có 18 cột được chia thành 8 nhóm A và 8 nhóm riêng B. Mỗi nhóm là 1 cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.

– Các nhóm nguyên tố gồm nhóm A và nhóm B.

Giải SGK Hóa 10 Bài 7 trang 35

Câu 1

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:

A. 3

B. 5

C. 6

D. 7

Chọn đáp án đúng

Gợi ý đáp án

Chọn đáp án C

Câu 2

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là:

A. 3 và 3.

B. 3 và 4

C. 4 và 4

D. 4 và 3

Chọn đáp án đúng

Gợi ý đáp án

Chọn đáp án B

Câu 3

Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:

A. 8 và 18

B. 18 và 8

C. 8 và 8.

D. 18 và 18

Chọn đáp án đúng

Gợi ý đáp án

Chọn A

Câu 4

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

D. Cả A, B, C.

Chọn đáp án đúng nhất.

Gợi ý đáp án

Chọn đáp án D cả 3 ý A, B, C đều đúng

Câu 5

Tìm câu sai trong các câu sau đây:

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhận tăng dần.

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

Gợi ý đáp án

Câu sai C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

Sửa lại: Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electrong trong nguyên tử

Câu 6

Hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Gợi ý đáp án

a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

c) Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.

Câu 7

a) Nhóm nguyên tố là gì?

b) Bảng tuần hoàn các nguyên tố có bao nhiêu cột?

c) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm A?

d) Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm B? Các nhóm B gồm bao nhiêu cột?

e) Những nhóm nào chứa nguyên tố s? Những nhóm nào chứa nguyên tố p? Những nhóm nào chứa nguyên tố d?

Gợi ý đáp án

a) Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

b) Bảng tuần hoàn có 18 cột

c) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A đánh số thứ tự từ IA đến VIIIA

d) Bảng tuần hoàn có 8 nhóm B, gồm 10 cột được đánh số thứ tự từ IIIB đến VIIIB, rồi IB và IIB

e) Nhóm IA và IIA chứa nguyên tố s, nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He) chứa các nguyên tố p. Các nhóm từ IIIB đến IIB (theo chiều từ trái qua phải trong bảng tuần hoàn) chứa các nguyên tố d.

Câu 8

Hãy cho biết quan hệ giữa số thứ tự của nhóm A và số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm.

Gợi ý đáp án

Số thứ tự của các nhóm A trùng với số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.

Câu 9

Hãy cho biết số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.

Gợi ý đáp án

Số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Li: 1e, Be: 2e, B: 3e, C: 4e, N: 5e, O: 6e, F: 7e, Ne: 8e.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!