Lớp 10

Hóa học 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm

Giải Hóa 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa trang 43→ 48 thuộc chương 2.

Hóa 10 bài 6 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 bài 6 trang 43 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Hóa học 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm

Giải SGK Hóa 10 Bài 6 trang 48

Bài 1

Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?

A. Si (Z = 14)

B. P (Z = 15)

C. Ge (Z = 32)

D. As (Z = 33)

Gợi ý đáp án

Bán kính: Si > P (vì cùng chu kì, Si đứng trước P)

Bán kính: Si < Ge (vì cùng 1 nhóm, Si đứng trên Ge)

Bán kính: Ge > As (vì cùng 1 chu kì, Ge đứng trước As)

Bán kính P < As (vì cùng 1 nhóm, P đứng trên As)

=> P < As, Si < Ge

=> P có bán kính nhỏ nhất

Bài 2

Bốn nguyên tố D, E, M, Q cùng thuộc một nhóm A trong bảng tuần hoàn, có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 17, 35, 53. Các nguyên tố này được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần theo dãy nào sau đây?

A. D, Q, E, M

B. Q, M, E, D

C. D, E, M, Q

D. D, M, E, Q

Gợi ý đáp án

D: số hiệu nguyên tử = 9 => nhóm VIIA, chu kì 2

E: số hiệu nguyên tử = 17 => nhóm VIIA, chu kì 3

M: số hiệu nguyên tử = 35 => nhóm VIIA, chu kì 4

Q: số hiệu nguyên tử = 53 => nhóm VIIA, chu kì 5

Cả 4 nguyên tố đều thuộc nhóm VIIA.

Trong cùng 1 nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính phi kim giảm dần

=> Sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần: Q < M < E < D

Bài 3

Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt:

X: 1s22s22p63s1

Y: 1s22s22p63s2

Z: 1s22s22p63s23p1

Tính tăng dần của hydroxide là

A. XOH < Q(OH)2 < Z(OH)3

B. Z(OH)3 < XOH < Q(OH)2

C. Z(OH)3 < Q(OH)2 < XOH

D. XOH < Z(OH)3 < Q(OH)2

Gợi ý đáp án

X: 1s22s22p63s1: nhóm IA, chu kì 3

Q: 1s22s22p63s2: nhóm IIA, chu kì 3

Z: 1s22s22p63s23p1: nhóm IIIA, chu kì 3

Trong cùng 1 chu kì, đi từ trái sang phải, tính base của hydroxide giảm dần

=> Z(OH)3 < Q(OH)2< XOH

Bài 4

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cho biết nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất. Giải thích.

Gợi ý đáp án

Tính chất đặc trưng của phi kim là khả năng hút electron của nguyên tố

=> Nguyên tố nào có độ âm điện càng lớn thì khả năng hút electron càng mạnh

Nguyên tố F có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn

=> F có có tính phi kim mạnh nhất

Bài 5

Cho bảng số liệu sau:

Kim loại kiềm Bán kính nguyên tử (pm) Độ âm điện
Li 152 0,98
Na 186 0,93
K 227 0,82
Rb 248 0,82
Cs 265 0,79

Hãy vẽ đồ thị hoặc biểu đồ với hai đại lượng bán kính nguyên tử và độ âm điện trong bảng số liệu trên. Quan sát và cho biết hai đại lượng này biến thiên như thế nào? Giải thích.

Gợi ý đáp án

Quan sát biểu đồ:

+ Bán kính nguyên tử tăng dần

+ Độ âm điện giảm dần

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!