Lớp 12

Giáo án Vật lí 12 năm 2022 – 2023 (HKI)

Giáo án Vật lí 12 gồm 237 trang là tài liệu hữu ích đem tới đầy đủ các bài soạn theo phân phối chương trình trong năm học 2022 – 2023.

Kế hoạch bài dạy Vật lý 12 được biên soạn đầy đủ các tiết học trong năm 2022 – 2023. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm để soạn giáo án môn Vật lý cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm giáo án môn Ngữ văn 12. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Vật lí 12 năm 2022, mời các bạn cùng tải tại đây nhé.

Bạn đang xem: Giáo án Vật lí 12 năm 2022 – 2023 (HKI)

Giáo án Vật lý 12 theo Công văn 5512

Chương I: DAO ĐỘNG CƠ

Tiết 1,2: DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Học sinh hiểu được thế nào là: Dao động, dao động tuần hoàn, chu kì dao động, tần số dao động và dao động điều hòa.

– Học sinh biết dạng phương trình dao động, xác định được các đại lượng đặc trưng của vật dao động điều hòa. Viết được phương trinhg vận tốc, gia tốc và hiểu được đặc điểm vận tốc gia tốc của vật DĐĐH.

– Vẽ được đồ thị của vật dao dộng điều hòa. Từ đồ thị xác định được PT vật dao động.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung

Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

b. Năng lực chuyên biệt môn học

Học sinh hiểu được phương trình li độ, vận tốc, gia tốc vật dđđh. Đặc điểm tính chất của chúng.

Xác định được các đại lượng đặc trưng vật dao động điều hòa: Biên độ, chu kì tàn số, tần số góc. pha ban đầu, li độ, vận tốc và gia tốc

3. Phẩm chất:

– Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

– Hình vẽ mô tả dao động của hình chiếu P của điểm M trên đường kính P1P2 và thí nghiệm minh hoạ.

2. Học sinh:

– Ôn lại chuyển động tròn đều.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được.

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giới thiệu về chương.

– Cho học sinh quan sát dao động của chiếc đồng hồ quả lắc. Dao động của quả lắc đồng hồ là dao động như thế nào?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, đưa ra phán đoán

Cho học sinh quan sát dao động của chiếc đồng hồ quả lắc. Dao động của quả lắc đồng hồ là dao động như thế nào?

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Dao động cơ

a) Mục tiêu: Dao động, dao động tuần hoàn, chu kì dao động, tần số dao động và dao động điều hòa.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Lấy ví dụ về dao động trong thực tế mà hs có thể thấy từ đó yêu cầu hs định nghĩa dao động cơ.

– Lấy một con lắc đơn cho dao động và chỉ cho hs dao động như vậy là dao động tuần hoàn

– Dao động tuần hoàn là gì?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– Theo gợi ý của GV định nghĩa dao động cơ.

– Quan sát và trả lời câu hỏi của GV

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS trình bày câu trả lời

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

– GV chính xác hóa kiến thức

– Ghi tổng kết của GV

I. Dao động cơ

1. Thế nào là dao động cơ?

Dao động cơ là chuyển động là chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.

2. Dao động tuần hoàn

– Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ (vị trí cũ và hướng cũ) sau những khoảng thời gian bằng nhau.

– Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Lấy ví dụ về dao động trong thực tế mà hs có thể thấy từ đó yêu cầu hs định nghĩa dao động cơ.

– Lấy một con lắc đơn cho dao động và chỉ cho hs dao động như vậy là dao động tuần hoàn

– Dao động tuần hoàn là gì?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– Theo gợi ý của GV định nghĩa dao động cơ.

– Quan sát và trả lời câu hỏi của GV

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

– HS trình bày câu trả lời

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

– GV chính xác hóa kiến thức

– Ghi tổng kết của GV

I. Dao động cơ

1. Thế nào là dao động cơ?

Dao động cơ là chuyển động là chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.

2. Dao động tuần hoàn

– Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ (vị trí cũ và hướng cũ) sau những khoảng thời gian bằng nhau.

– Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm Giáo án Vật lí 12

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!