Lớp 10

Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện Gió là một trong những chủ đề rất hay thuộc chương trình Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Viết đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần Gió gồm dàn ý và đoạn văn mẫu siêu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề. Từ đó nhanh chóng viết thành một đoạn văn phân tích hay, đầy đủ ý. Vậy sau đây là đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện thần Gió, mời các bạn cùng theo dõi tại đây nhé.

Bạn đang xem: Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió

Dàn ý đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió

2. Thân đoạn:

– Bắt đầu phân tích chi tiết kì ảo

* Chi tiết kì ảo:

– Đứa con của Thần Gió bị đày xuống trần bắt đi chăn trâu cho người mất gạo. Sau đó ít lâu, bị Ngọc Hoàng bắt hóa thành cây ngải.

* Ý nghĩa chi tiết kì ảo:

– Giải thích hiện tượng gió lốc và câu chuyện về cây ngải báo gió, trị bệnh cảm trâu theo dân gian.

3. Kết đoạn:

Khẳng định lại ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió

Viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió

Trong hệ thống truyện thần thoại của Việt Nam về sự sáng lập vũ trụ, và loài vật trong đó có truyện kể về “Thần Gió”. Dựa trên sự tri giác về các sự vật, hiện tượng diễn ra, các tác giả dân gian đã sáng tạo nên chi tiết kì ảo: đứa con thần Sét vì nghịch quạt làm gió thổi chơi khiến bát gạo của người đàn ông văng xuống ao nên bị Ngọc Hoàng trừng phạt. Ngài đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo. Ít lâu sau, Ngọc Hoàng lại bắt con thần gió hóa làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Mục đích của việc sáng tạo ra chi tiết kì ảo này nhằm giải thích cho hiện tượng gió lốc trước khi mưa bão và cách nhận biết các hiện tượng tự nhiên của tác giả dân gian thông qua cây ngải. Đồng thời, nó còn cho thấy kinh nghiệm của tác giả dân gian trong việc dùng lá ngải để chữa bệnh cảm cho trâu.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!