Lớp 10

Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất

Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 15, 16 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất thuộc chương 2: Trái đất.

Giải Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của bài 4 chương 2 trong sách giáo khoa Địa lí 10 Kết nối tri thức. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Địa lí 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới

Câu 1

Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy trình bày nguồn gốc hình thành trái đất?

Gợi ý đáp án

* Nguồn gốc: Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của Trái Đắt, liên quan chặt chẽ với sự hình thành hệ Mặt Trời. Một số giả thuyết cho rằng: Mặt Trời khi hình thành di chuyển trong dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí. Do lực hắp dẫn của Vũ Trụ mà trước hết là của Mặt Trời, khí và bụi chuyên động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip, dần dần ngưng tụ thành các hành tinh (trong đó có Trái Đất).

Câu 2

Dựa vào thông tin trong mục 2 và hình 4, hãy:

– Trình bày đặc điểm vỏ Trái Đất.

– Nêu sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Gợi ý đáp án

* Trình bày đặc điểm vỏ Trái Đất: Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 0km (ở lục địa). Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

* Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương. Trên cùng là tầng trầm tích, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; tầng này không liên tục và có độ dày không đều. Tầng granit gồm các loại đá nhẹ (như đá granite và các loại đá có tính chất tương tự như đá granite) tạo nên; lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit. Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn (như đá bazan và các loại đá có tinh chất tương tự như đá bazan) tạo nên; lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.

Câu 3

Đọc thông tin trong mục 3, hãy nêu các vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất

Gợi ý đáp án

– Vật liệu cầu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá

– Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hoá học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả của các quá trình địa chất.

– Đá là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật và là bộ phận chủ yêu cầu tạo nên vỏ Trái Đất

Trả lời câu hỏi Luyện tập Địa lí 10 bài 4

Câu 1

Hãy nêu đặc điểm các tầng đá của vỏ Trái Đất?

Gợi ý đáp án

– Tầng granit gồm các loại đá nhẹ (như đá granite và các loại đá có tính chất tương tự như đá granite) tạo nên; lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit.

– Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn (như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan) tạo nên; lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng bazan.

Câu 2

Theo nguồn gốc, các loại đá cầu tạo nên vỏ Trái Đất gồm mấy nhóm? Các nhóm đá được hình thành như thế nào?

Gợi ý đáp án

Đá là tập hợp của một hay nhiều khoáng vật và là bộ phận chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất. Theo nguồn gốc, đá được phân chia thành ba nhóm:

  • Đá macma (đá granite, đá bazan,…) được tạo thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy.
  • Đá trầm tích (đá vôi, sa thạch,…) hình thành trong các vùng trũng do sự lăng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ.
  • Đá biến chất (đá gơnai, đá hoa, đá phiến,…) được thành tạo từ đá macma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt, áp suất,…

Trả lời Vận dụng Địa lí 10 bài 4 trang 16

Hãy tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam.

Gợi ý đáp án

* Nguồn gốc hình thành và vùng phân bố của đá vôi ở Việt Nam:

– Đá vôi là loại một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khoáng vật calcite và aragonite (các dạng kết tinh khác nhau của cacbonat calci CaCO3). Đá vôi ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá phiến silic, silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn, cát, bitum… nên nó có màu sắc từ trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng sẫm, màu đen.

– Đá vôi phân bố nhiều ở vùng núi Đông Bắc.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!