Lớp 12

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2021 – 2022 là tài liệu rất hữu ích mà THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.

Đề cương Lý lớp 12 học kì 1 bao gồm ma trận đề thi kèm theo giới hạn kiến thức trọng tâm và một số dạng bài tập trắc nghiệm trong chương trình Lý 12 kì 1. Thông qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, ôn luyện củng cố kiến thức để đạt kết quả cao cho kỳ thi học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề cương học kì 1 lớp 12 môn Vật lí, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bạn đang xem: Đề cương ôn thi học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2021 – 2022

Phần 1: Giới hạn nội dung thi học kì 1 Vật lí 12

CHƯƠNG I: ĐỘNG CƠ HỌC DAO

A. Kiến thức

– Phát biểu được định nghĩa dao động điều hoà.

– Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì.

– Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hoà.

– Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn.

– Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn. Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.

– Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen.

– Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số và cùng phương dao động.

– Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì.

– Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

– Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.

B. Kĩ năng

– Giải được những bài toán đơn giản về dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn.

– Biểu diễn được một dao động điều hoà bằng vectơ quay.

– Xác định chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm.

CHƯƠNG II. SÓNG CƠ

A. Kiến thức

– Phát biểu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang và nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang.

– Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.

– Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì.

– Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm là gì và đơn vị đo mức cường độ âm.

– Nêu được ví dụ để minh hoạ cho khái niệm âm sắc. Trình bày được sơ lược về âm cơ bản, các hoạ âm.

– Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) và các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các hoạ âm) của âm.

– Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng.

– Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để khi đó có sóng dừng khi đó.

– Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng âm.

B. Kĩ năng

– Viết được phương trình sóng.

– Giải được các bài toán đơn giản về giao thoa và sóng dừng.

– Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây.

– Xác định được bước sóng hoặc tốc độ truyền âm bằng phương pháp sóng dừng

CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

A. Kiến thức

– Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp tức thời.

– Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện, của điện áp.

– Viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo các đại lượng này.

– Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp (đối với giá trị hiệu dụng và độ lệch pha).

– Viết được công thức tính công suất điện và công thức tính hệ số công suất của đoạn mạch RLC nối tiếp.

– Nêu được lí do tại sao cần phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện.

– Nêu được những đặc điểm của đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.

B. Kĩ năng

– Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp.

– Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp.

– Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều, động cơ điện xoay chiều ba pha và máy biến áp.

– Tiến hành được thí nghiệm để khảo sát đoạn mạch RLC nối tiếp.

Phần 2: Ma trận đề thi học kì 1 Vật lí 12

1. Mục tiêu, nội dung đề kiểm tra: Theo chuẩn kỷ năng, kiến thức.

2. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm (25 câu).

3. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:

NỘI DUNG

TỔNG SỐ TIẾT

LÝ THUYẾT

SỐ TIẾT THỰC

TRỌNG SỐ

Lý thuyết

Vận dụng

Lý thuyết

Vận dụng

Chương I – Dao động cơ.

16

8

5,6

10,4

12

21

Chương II – Sóng cơ và sóng âm.

12

6

4,2

7,8

9

16

Chương III: Dòng điện xoay chiều

20

10

7

13

15

27

TỔNG

48

24

16,8

33,1

36

64

2. Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ:

NỘI DUNG

TRỌNG SỐ

SỐ CÂU

ĐIỂM SỐ

Lý thuyết

Vận dụng

Lý thuyết

Vận dụng

Lý thuyết

Vận dụng

Chương I – Dao động cơ.

12

21

3

5

1,20

2,00

Chương II – Sóng cơ và sóng âm.

9

16

2

4

0,8

1,6

Chương III: Dòng điện xoay chiều

15

27

4

7

1,6

2,80

TỔNG

36

64

9

16

3,6

6,4

3. Thiết lập khung ma trận:

LĨNH VỰC KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

VD ở cấp độ thấp

VD ở cấp độ cao

Tổng

1. Dao động điều hòa

Quỹ đạo chuyển động, đồ thị li độ, vận tốc, gia tốc của vật dao động điều hòa.

Xác định một số đại lượng trong dao động điều hòa trong một số trường hợp đơn giãn.

Xác định một số đại lượng trong dao động điều hòa ở mức độ cao hơn.

Số câu hỏi

1

1

1

2. Con lắc lò xo

Sự biến thiên của thế năng, động năng và sự bảo toàn cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa.

Xác định một số đại lượng trong dao động điều hòa của con lắc lò xo.

Viết phương trình dao động của con lắc lò xo. Tính toán một số đại lượng liên quan đến năng lượng của con lắc lò xo.

Số câu hỏi

1

1

3. Con lắc đơn

Điều kiện để con lắc đơn dao động điều hòa, các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ dao động của con lắc đơn.

Xác định một số đại lượng trong dao động điều hòa của con lắc đơn trong một số trường hợp đơn giãn.

Viết phương trình dao động của con lắc đơn. Tính sức căng của dây treo con lắc đơn. Xác định chu kỳ dao động của con lắc đơn trong một số trường hợp đặc biệt.

Số câu hỏi

1

4. Dao động tắt dần, dao động cưởng bức

Các khái niệm dao động riêng, dao đông tắt dần, dao động duy trì, dao động cưởng bức.

Tính toán một số đại lượng liên quan đến dao động cưởng bức và hiện tượng cộng hưởng.

Tính toán một số đại lượng liên quan đến dao động tắt dần.

Số câu hỏi

1

5. Tổng hợp các dao động điều hòa cùng phương cùng tần số

Ảnh hưởng của độ lệch pha của hai dao động thành phần đến dao động tổng hợp.

Tìm một số đại lượng liên quan đến tổng hợp dao động.

Số câu hỏi

1

6. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

Tính các đại lượng đặc trưng của sóng.

Viết phương trình sóng.

Số câu hỏi

1

1

7. Giao thoa sóng, sóng dừng.

Điều kiện để có giao thoa của sóng cơ, để có sóng dừng trên dây.

Xác định một số đại lượng của sóng nhờ sóng dừng.

Tính toán một số đại lượng liên quan đến sự giao thoa của sóng và sóng dừng.

Số câu hỏi

1

1

8. Sóng âm

Các khái niệm sóng âm, hạ âm, âm nghe được, siêu âm.

Các đặc trưng vật lý và sinh lý của âm.

Giải thích một số hiện tương liên quan đến đặc trưng sinh lý của âm.

Tính toán một số đại lượng liên quan đến các đặc trưng vật ký của âm.

Số câu hỏi

1

1

9. Đại cương về dòng điện xoay chiều.

Khái niệm dòng điện xoay chiều, các đại lượng trong dòng điện xoay chiều.

Xác định một số đại lượng của dòng điện xoay chiều khi biết biểu thức của điện áp hoặc cường độ dòng điện.

Viết biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây khi biết sự biến thiến của từ thông.

Số câu hỏi

1

1

10. Các loại mạch điện xoay chiều.

Các đại lượng trên các loại đoạn mạch xoay chiều.

Sự lệch pha của u và i trên các loại đoạn mạch xoay chiều.

Xác định một số đại lượng trên các loại đoạn mạch xoay chiều trong một số trường hợp đơn giãn.

Viết biểu thức của u và i trên các loại đoạn mạch xoay chiều.

Số câu hỏi

1

1

1

11. Công suất tiêu thụ trên mạch điện xoay chiều.

Tầm quan trọng của hệ số công suất trong quá trình cung cấp và sử dụng điện năng.

Xác định một số đại lượng trên đoạn mạch xoay chiều liên quan đến công suất của mạch điện xoay chiều.

Giải một số bài toán về cực trị trên đoạn mạch xoay chiều.

Số câu hỏi

1

1

1

12. Truyền tải điện năng, máy biến áp.

Cấu tạo và hoạt động của máy biến áp, sự biến đổi điện áp và cường độ dòng điện trong máy biến áp.

Hao phí điện năng khi truyền tải, công dụng của máy biến áp.

Xác định một số đại lượng trên đường dây tải điện và trên máy biến áp trong một số trường hợp đơn giãn.

Xác định một số đại lượng trên đường dây tải điện và trên máy biến áp trong một số trường hợp có yêu cầu cao hơn.

Số câu hỏi

1

1

13. Máy phát điện, động cơ điện xoay chiều.

Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.

Xác định tần số của dòng điện xoay chiều do máy phát điện xoay chiều tạo ra.

Giải một số bài toán liên quan đến máy phát điện, động cơ điện xoay chiều.

Số câu hỏi 1
Tổng số câu 6 4 9 6 25
Tổng số điểm 2,4 1,6 3,6 2,4 10
Tỉ lệ 24% 16% 36% 24% 100%

Phần 3: Câu hỏi trắc nghiệm thi kì 1 Lý 12

I. Nhận biết. (75 câu).

Câu 1: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x =8cos(4pt) cm, biên độ dao động của vật là:

A. A = 4cm.

B. A = 8cm.

C. A = 4m.

D. A = 6m.

Câu 2: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 10cos(4pt) cm, chu kì dao động của chất điểm là:

A. T = 1s.

B. T = 2s.

C. T = 0,5s.

D. T = 1Hz.

Câu 3: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x=8cos(8pt)cm, tần số dao động của vật là:

A. f = 6Hz.

B. f = 4Hz.

C. f = 2Hz.

D. f = 0,5Hz.

Câu 4: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x=3cos(pt + p/2) cm. Pha ban đầu của chất điểm là

A. p (rad).

B. 2p (rad)

C. 1,5p (rad).

D. 0,5p (rad).

Câu 5: Dao động điều hòa là dao động:

A. có biên độ biến thiên tuần hoàn.

B. có li độ là một hàm sin hoặc cos theo thời gian.

C. có li độ luôn dương.

D. li độ biết thiên tuần hoàn.

Câu 6: Chu kỳ dao động nhỏ của một con lắc đơn được xác định bằng công thức nào sau đây?

A. mathrm{T}=2 pi sqrt{l / g}.

B. mathrm{T}=2 pi sqrt{g / l}.

C. mathrm{T}=pi sqrt{2 l / g}.

D. mathrm{T}=pi sqrt{2 g / l}.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

A. Cơ năng của dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

B. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

C. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

D. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 8: Vận tốc truyền sóng của một sóng cơ học xác định phụ thuộc vào:

A. tần số sóng.

B. biên độ của sóng.

C. bản chất của môi trường truyền sóng.

D. bước sóng.

Câu 9: Công thức liên hệ vận tốc truyền sóng v, bước sónglambda, chu kì T và tần số sóng f là:

A. lambda=v cdot f=frac{v}{T}.

B. lambda cdot T=v.

C. lambda= v. T=frac{v}{f}.

D. mathrm{v}=lambda . mathrm{T}=lambda . f .

Câu 10: Một vật dao động điều hoà theo phương trình mathrm{x}=10 cos 20 pi mathrm{t}(mathrm{cm}), biên độ dao động của vật là:

A. 16 cm

B. 10 cm

C. 20cm

D. 5 cm

Câu 11: Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dang mathrm{x}=mathrm{A} cos (omega mathrm{t}+varphi), vận tốc của vật có giá trị của đai là

A. mathrm{V}_{max }=mathrm{A}^{2} omega.

B. mathrm{v}_{max }=2 mathrm{~A} omega.

C. mathrm{v}_{max }=mathrm{A} omega^{2}.

D. mathrm{v}_{max }=mathrm{A} omega.

Câu 12: Một con lắc đơn có chiều dài l, dao động điều hòa với chu kì T. Gia tốc trọng trường g tai nơi con lắc đơn này dao động là

A. g=frac{T^{2} ell}{4 pi^{2}}

B. g=frac{4 pi ell}{T}

C. g=frac{4 pi^{2} ell}{T^{2}}

D. g=frac{pi^{2} ell}{4 T^{2}}

Câu 13: Để duy trì một dao động của một vật ta phải

A. làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.

B. tác dụng vào vật một ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian.

C. kích thích lại dao động sau khi dao động tắt dần.

D. cung cấp cho vật một phần năng lượng đúng bằng năng lượng của vật bị tiêu hao trong từng chu kì.

Câu 14: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự cộng hưởng cơ?

A. Biên độ của vật cực đại.

B. Sự cộng hưởng thể hiện càng rõ nét khi ma sát của môi trường càng nhỏ.

C. Tần số của ngoại lực bằng với tần số riêng của vật.

D. Chu kỳ dao động của vật là lớn nhất.

Câu 15: Con lắc lò xo gồm vật khối lượng  m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hoà với chu kỳ

A. mathrm{T}=2 pi sqrt{frac{mathrm{m}}{mathrm{k}}};

B. T=2 pi sqrt{frac{k}{m}};

C. T=2 pi sqrt{frac{1}{g}}

D. mathrm{T}=2 pi sqrt{frac{mathrm{g}}{1}}

Câu 16: Cơ năng của một chất điểm dao động điều hòa tỉ lệ thuận với

A. chu kỳ dao động.

B. biên độ dao động.

C. bình phương biên độ dao động.

D. bình phương chu kỳ dao động.

Câu 17: Sóng dọc là sóng có phương dao động:

A. Nằm ngang.

B. Trùng với phương truyền sóng.

C.Vuông góc với phương truyền sóng.

D. Thẳng đứng

Câu 18: Sóng ngang là sóng có phương dao động:

A. Nằm ngang.

B. Trùng với phương truyền sóng.

C. Vuông góc với phương truyền sóng.

D. Thẳng đứng.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

Câu 20: Một vật dao động tắt dần khi:

A. chịu tác dụng của lực F = – kx.

B. chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn.

C. không có lực nào tác dụng lên nó.

D. chịu tác dụng của lực cản của môi trường.

………………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề cương Vật lí 12 kì 1

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!