Lớp 10

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập Sinh học 10 học kì 1 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt toàn bộ lý thuyết và các dạng bài tập Sinh 10 học kì 1.

Đề cương Sinh học 10 học kì 1 giúp các bạn củng cố và hệ thống lại kiến thức để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi học kì 1 sắp tới. Toàn bộ các bài tập trong đề cương được bám sát chương trình trong SGK. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh, đề thi học kì 1 lớp 10 môn Vật lí, đề thi học kì 1 môn Toán 10. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề cương, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Bạn đang xem: Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Câu 1: Trình bày các cấp tổ chức và đặc trưng cơ bản của thế giới sống?

* Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống:

– Các cấp tổ chức của thế giới sống:

Nguyên tử,phân tử,bào quan , tế bào , mô , cơ quan ,hệ cơ quan, cơ thể, sinh quyển ,hệ sinh thái ,quần xã ,quần thể

– Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được.

– Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

– Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.

– Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau.

* Các đặc trưng cơ bản của thế giới sống:

– Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được.

– Hệ thống mở và tự điều chỉnh: sinh vật ở mọi cấp độ không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Mọi cấp tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

– Thế giới sống liên tục tiến hóa: Sự sống không ngừng tiến hóa tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất.

Câu 2: Trình bày về các giới sinh vật

* Khái niệm: Giới là đơn vị phân loại lớn nhất gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

* Hệ thống 5 giới sinh vật:

– Giới khởi sinh (Monera):

+ Đặc điểm cấu tạo: sinh vật nhân sơ, cơ thể đơn bào

+ Đặc điểm dinh dưỡng: dị dưỡng hoặc tự dưỡng

+ Các nhóm điển hình: gồm các loài vi khuẩn.

– Giới nguyên sinh (Protista):

+ Đặc điểm cấu tạo: sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào.

+ Đặc điểm dinh dưỡng: tự dưỡng hoặc dị dưỡng.

+ Các nhóm điển hình: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.

– Giới nấm (Fungi):

+ Đặc điểm cấu tạo: sinh vật nhân thực.

+ Đặc điểm dinh dưỡng: đơn bào hoặc đa bao

+ Các nhóm điển hình: dị dưỡng hoặc hoại sinh.

– Giới thực vật (Plantae):

+ Đặc điểm cấu tạo: đơn bào hoặc đa bào, nhân thực

+ Đặc điểm dinh dưỡng: có khả năng quang hợp, quang tự dưỡng.

+ Các nhóm điển hình: rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.

– Giới động vật (Animalia):

+ Đặc điểm cấu tạo: đa bào, nhân thực

+ Đặc điểm dinh dưỡng: dị dưỡng

+ Các nhóm điển hình: thân lỗ, ruột khoang, giun, thân mềm.

Câu 3: Tại sao nói tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống?

– Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.

– Tế bào có đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống như: TĐC, sinh trưởng, sinh sản, phát triển, cảm ứng di truyền, biến dị…

– Quá trình sinh sản ở mức cơ thể có cơ sở từ sự sinh sản tế bào.

II. SINH HỌC TẾ BÀO

Chương I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Câu 4: Các nguyên tố cấu thành cơ thể sống. Phân biệt nghuyên tố vi lượng, nguyên tố đa lượng.

– Các nguyên tố hóa học của cơ thể sống: Có khoảng 25-60 trong số 92 nguyên tố hóa học trong thiên nhiên tham gia cấu tạo cơ thể sống. VD: C, H, N, O, P, Ca, Fe, K,…

– Nguyên tố đa lượng:

+ Là các nguyên tố mà cơ thể sống cần nhiều, chiếm khối lượng trong chất sống >0.01%.VD: C,H,O,N,…

+ Vai trò chủ yếu là xây dựng cấu trúc của tế bào.

– Nguyên tố vi lượng

+ Là nguyên tố mà cơ thể sống cần ít, chiến khối lượng trong chất sống <0.01%. VD: Fe, Cu, Zn, Bo,…

+ Là thành phần bắt buộc của hàng trăm loại emzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Do vậy, tuy cần ít nhưng đây là thành phần không thể thiếu của tế bào sống.

Câu 5: Trình bày cấu trúc, đặc tính lí – hóa và vai trò của nước?

* Cấu trúc và đặc tính hoá – lí của nước:

– 1 nguyên tử Oxi kết hợp với 2 nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trị.

– Phân tử H2O có 2 đầu tích điện trái dấu do đôi điện tử trong mối liên kết bị kéo lệch về phía Oxi à Có tính phân cực

* Vai trò:

– Là dung môi hòa tan các chất, nhờ đó là môi trường khuếch tán, là môi trường phản ứng chủ yếu của các thành phần hóa học trong tế bào.

– Là nguyên liệu tham gia các phản ứng sinh hóa quan trọng trong tế bào.

– Điều hòa nhiệt độ cho tế bào, cơ thể.

– Nước liên kết có vai trò bảo vệ cấu trúc tế bào.

Câu 6. Hậu quả gì có thể xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá lạnh?

Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá, nước trong nguyên sinh chất của tế bào đông thành đá, khoảng cách các phân tử xa nhau do đó không thực hiện được các quá trình trao đổi chất, thể tích tế bào tăng lên làm cho cấu trúc tế bào bị phá vỡ và tế bào bị chết

Câu 7: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không?

Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bàng các liên kết cộng hoá trị. Các phân tử trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết.Trong cơ thể, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.Nếu không có nước, tế bào không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. Hơn nữa, nước có tính phân cực nên nước có tính chất lí hoá đặc biệt, nên có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. => Do nước có vai trò quan trọng như vậy mà khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không.

Câu 8: Trình bày cấu trúc và chức năng của các loại cacbonhidrat?

-Cấu trúc: Là các chất hữu cơ được cấu tạo từ C, H, O theo nguyên tắc đa phân. Công thức chung: (CH2O)n

Đường đơn

Đường đôi

Đường đá

Ví dụ

-Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ, ribozơ

-saccarôzơ, mantôzơ, lactôzơ.

-Xenlulôzơ, tinh bột, glicôgen.

Cấu trúc

-Có từ 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử.

-Dạng mạch thẳng hoặc vòng.

-Gồm hai phân tử đường đơn nối với nhau nhờ liên kết glicôzit bằng cách loại chung 1 phân tử nước.

– Là 1 chuỗi gồm nhiều phân tử đường đơn tạo thành bằng các phản ứng trùng ngưng loại nước.

+Tạo mạch thẳng: xenlulôzơ.

+Tạo mạch phân nhánh: tinh bột, glicôgen.

Tính chất

Khử mạnh

Mất tính khử

Không có tính khử

– Chức năng:

+ Là nguyên liêu trực tiếp, cung cấp cho quá trình oxi hóa giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống.

+ Là thành phần cấu trúc của tế bào.

+ Là năng lượng dự trữ cho tế bào.

Câu 9: Trình bày cấu trúc và chức năng của lipit

Cấu trúc: Là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như ete, enzen, clorophoc … không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, thành phần hóa học rất đa dạng. Thành phần chính: C, H, O

+ Lipit đơn giản:

Mỡ

Dầu

Sáp

Thành phần

Axit béo no + glixêrol

Axit béo chưa no + glixêrol

1 đơn vị axit béo + rượu mạch dài

Trạng thái

Nửa lỏng, nửa rắn

Lỏng

Rắn khi ở nhiệt độ thường.

+Lipit phức tạp:

– Photpholipit gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và nhóm photphát.

– Photpholipit có tính lưỡng cực:

+ Đầu ancol phức ưa nước.

+ Đuôi kị nước (mạch cacbua hydro dài của axit béo).

– Sterôit chứa các nguyên tử kết vòng, đặc biệt là colesteron và axit mật.

– Chức năng:

+ Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học

+ Nguyên liệu dự trữ năng lượng (dầu, mỡ), dự trữ nước.

+ Thành phần cấu tạo của sắc tố diệp lục, hormone, vitamin

Câu 10: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa Cacbohiđrat và Lipit?

* Khác nhau giữa Cacbohiđrat và Lipit:

Đặc điểm so sánh

Cacbohiđrat

Lipit

1- Cấu trúc hóa học

Tỷ lệ C: H: O theo tỷ lệ 1:2:1 (đường đơn)

Đa phân

Tỉ lệ C: H: O là khác nhau

Không theo cấu trúc đa phân

2- Tính chất

Tan nhiều trong nước, dễ phân hủy hơn.

Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ. Khó phân hủy hơn.

3- Vai trò

– Đường đơn: cung cấp NL, cấu trúc nên đường đa.

– Đường đôi: cung cấp năng lượng, vận chuyển chất

– Đường đa: dự trữ NL( tinh bột, glicôgen ); tham gia cấu trúc tế bào( Xenlulôzơ ); kết hợp với prôtêin.

Tham gia cấu trúc màng sinh học, là thành phần của các hoocmon, vitamin. Ngoài ra lipit còn có vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào và nhiều chức năng sinh học khác.

………………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!