Lớp 12

Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học

Tài liệu Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học sẽ giúp học sinh biết cách chuyển ý khi làm bài văn nghị luận văn học.

Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học
Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu 6 cách chuyển ý đơn giản nhất đến các bạn học sinh lớp 12, mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Bạn đang xem: Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học

Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học

Khi viết bài văn nghị luận văn học, cách chuyển ý là rất cần thiết, giúp bài văn trở nên mượt mà, uyển chuyển hơn. Sau đây là một số cách chuyển ý:

Cách số 1

Sử dụng các cụm từ “trước tiên, trước hết, tiếp theo…”

Ví dụ: Trước hết, tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được thể hiện qua chiều rộng địa lí.

Cách số 2

Sử dụng một câu văn, câu thơ hay nhận định văn học.

Ví dụ: Trong truyện ngắn Trăng sáng, nhà văn Nam Cao viết: Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Với cái nhìn hiện thực, nhà văn Kim Lân đã giúp người đọc thấy được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Cách số 3

Sử dụng cấu trúc câu: “Hơn cả là…/không những… mà nếu ý sau có mức độ cao hơn mức trước”.

Ví dụ: Không những hiện lên là một người mẹ hiền từ, chất phác, nhân hậu mà bà cụ Tứ còn là người đã thắp sáng niềm tin cho các con về một tương lai tốt đẹp hơn.

Cách số 4

Sử dụng cấu trúc câu: “Do nên… dẫn đến/ Sở dĩ… là vì” nếu ý trước và sau có quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Ví dụ: Sỡ dĩ Mị cởi trói cho A Phủ, là vì lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp trong Mị đã được đánh thức.

Cách số 5

Sử dụng cấu trúc câu: “Bên cạnh… còn có” nếu ý trước và ý sau có quan hệ ngang hàng.

Ví dụ: Bên cạnh vẻ đẹp bình dị của một người lao động, ông lái đò còn có vẻ đẹp tài hoa của một người nghệ sĩ. Điều đó được thể hiện qua cuộc vượt thác mà Nguyễn Tuân đã khắc họa đầy cam go, kịch tính giống như một trận chiến.

Cách số 6

Sử dụng cấu trúc câu: “Nếu… thì…” nếu muốn tóm tắt ý và mở ra ý mới.

Ví dụ: Nếu ở khổ thơ thứ nhất, Quang Dũng nói về nỗi nhớ của người lính Tây Tiến dành cho núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và đoàn quân Tây Tiến anh hùng, thì đến khổ thơ tiếp theo, tác giả đã tái hiện lại đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 12

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!