Lớp 10

Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2021 – 2022

Đề thi cuối kì 2 lớp 10 môn Công nghệ 10 năm 2021 – 2022 gồm 3 đề kiểm tra biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận. Giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi học kì 2 lớp 10 sắp tới.

Đề kiểm tra học kì 2 Công nghệ 10 cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như ma trận đề thi học kì 2 lớp 10, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10, đề thi học kì 2 môn Toán 10. Vậy sau đây là 3 đề thi học kì 2 Công nghệ 10, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2021 – 2022

Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ 10

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Điều kiện phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại cây trồng

Nhận biết:

– Nêu được những điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.

Thông hiểu:

– Phân tích được ảnh hưởng của từng điều kiện đến sự phát sinh, phát triển sâu bệnh. Lấy được ví dụ minh họa.

– Phân biệt được sâu hại và bệnh hại cây trồng về đối tượng gây hại và biểu hiện bị hại của cây trồng.

– Nhận dạng được một số loại sâu bệnh hại phổ biến ở địa phương.

Vận dụng:

– Đề xuất được biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.

1 (C1)

1(C17)

1*(Phần tự luận: C1)

Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm; nguyên lí của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

– Nêu được các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

– Trình bày được nội dung của từng biện pháp

Thông hiểu:

– Giải thích được cơ sở khoa học, nguyên lí của biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

– Giải thích được tác dụng của từng biện pháp về hạn chế gây hại của sâu bệnh hại.

Vận dụng:

– Đánh giá được ưu và nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại phổ biến ở địa phương.

1 (C2)

1(C18)

Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường

Nhận biết:

– Nêu được tác hại của việc sử dụng không hợp lý thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật, môi trường, chất lượng nông sản và con người.

– Trình bày những ảnh hưởng cụ thể của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường.

Thông hiểu:

– Xác định được các ưu điểm, nhược điểm của thuốc hóa học bảo vệ thực vật để có biện pháp sử dụng hợp lý.

Vận dụng:

– Đề xuất được giải pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV một cách có cơ sở.

– Pha được dung dịch thuốc thảo mộc phòng trừ sâu bệnh hại.

1 (C3)

1(C19)

Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm BVTV

Nhận biết:

– Trình bày được cơ sở khoa học, nêu được quy trình sản xuất các chế phẩm vi khuẩn, chế phẩm virus và chế phẩm nấm trừ sâu.

Thông hiểu:

– Giải thích được cơ sở khoa học của việc tạo chế phẩm sinh học BVTV.

– Phân biệt được chế phẩm vi khuẩn, chế phẩm nấm, chế phẩm virut trừ sâu.

– So sánh được ưu, nhược điểm của thuốc hóa học BVTV và chế phẩm vi sinh vật.

1 (C4)

1(C20)

2

Bảo quản, chế biến nông, lâm, ngư nghiệp

Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

Nhận biết:

– Nêu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.

– Trình bày được những đặc điểm của sản phẩm nông, lâm, thủy sản làm cơ sở khoa học của công tác bảo quản, chế biến.

– Nêu được các yếu tố môi trường tác động làm giảm số lượng và chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Thông hiểu:

– Giải thích được mục đích của công tác bảo quản, chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

– Phân biệt được công tác bảo quản và chế biến. Xác định được mối quan hệ giữa bảo quản và chế biến.

Vận dụng:

– Đề xuất được cách bảo quản phù hợp với một số loại lương thực, thực phẩm thường dùng và với điều kiện của gia đình hiện nay.

1(C5)

1(C21)

Bảo quản hạt, củ làm giống

Nhận biết:

– Nêu được tiêu chuẩn của củ, hạt làm giống.

– Trình bày được các phương pháp bảo quản củ, hạt làm giống

– Nêu được quy trình bảo quản hạt làm giống.

– Nêu được quy trình bảo quản củ làm giống.

Thông hiểu:

– Giải thích được vai trò của mỗi bước trong quy trình bảo quản hạt làm giống, củ làm giống.

1(C6)

1(C22)

Bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm

Nhận biết:

– Kể tên các dạng kho và nêu đặc điểm của mỗi dạng kho sử dụng để bảo quản lương thực.

– Trình bày được một số phương pháp bảo quản lúa, ngô.

– Nêu được quy trình bảo quản lúa, ngô ở nước ta.

– Nêu được quy trình bảo quản sắn lát khô, khoai lang tươi.

– Nêu được một số đặc điểm của rau, quả tươi sau thu hoạch.

– Nêu được một số phương pháp bảo quản rau, quả tươi

– Nêu được một số phương pháp chế biến rau, quả tươi.

– Trình bày được phương pháp chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp.

– Trình bày được quy trình chế biến gạo từ thóc bằng xay xát.

– Trình bày được cách chế biến sắn khô từ sắn tươi.

Thông hiểu:

– Giải thích được các biện pháp thực hiện trong mỗi bước của quy trình bảo quản rau quả lạnh và chế biến rau đóng hộp.

Vận dụng:

– Liên hệ với thực tế cách bảo quản ở gia đình.

– Chế biến được một số lương thực, thực phẩm bằng phương pháp đơn giản.

1(C7)

1(C23)

1*(Phần tự luận: C2)

………………..

Đề thi cuối kì 2 Công nghệ lớp 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

Câu 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển sâu bệnh hại cây trồng?

A.Nguồn sâu, bệnh hại và điều kiện khí hậu, đất đai.
B. Điều kiện khí hậu, đất đai; giống cây trồng và chế độ chăm sóc.
C. Nguồn sâu, bệnh hại; giống cây trồng và chế độ chăm sóc.
D. Nguồn sâu, bệnh hại; điều kiện khí hậu, đất đai; giống cây trồng và chế độ chăm sóc.

Câu 2: Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

A. Trừ tổng hợp tất cả mọi loại sâu, bệnh.
B. Sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lý.
C. Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các biện pháp.
D. Quản lý dịch hại và không gây ô nhiễm môi trường.

Câu 3: Sử dụng không hợp lý thuốc hóa học BVTV gây ra tác hại như thế nào?

A. Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
B. Giảm chất lượng nông sản và gây ô nhiễm môi trường.
C. Ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật.
D. Giảm chất lượng nông sản, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật và con người.

Câu 4: Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu hại?

A. Chế phẩm chứa chất hóa học độc hại.
B. Chế phẩm chứa tinh chất thực vật.
C. Chế phẩm chứa vi khuẩn.
D. Chế phẩm chứa dinh dưỡng.

Câu 5: Trong công tác bảo quản, chế biến nông – lâm – thủy sản, đặc điểm nào của nông sản là cơ sở khoa học của bảo quản và chế biến?

A. Chứa nhiều nước và vi sinh vật.
B. Chứa nhiều dinh dưỡng và vi sinh vật.
C. Chứa nhiều vi sinh vật.
D. Chứa nhiều nước và dinh dưỡng.

Câu 6: Khi bảo quản hạt làm giống, tiêu chí nào không phải là tiêu chuẩn của hạt làm giống?

A. Có chất lượng cao.
B. Hạt to, mẩy.
C. Thuần chủng.
D. Không bị sâu, bệnh hại.

Câu 7: Quy trình: “Thu hoạch→ Tuốt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Bảo quản → Sử dụng” là quy trình bảo quản của sản phẩm nào sau đây?

A. Thóc.
B. Cà phê.
C. Rau xanh.
D. Quả sấy khô.

Câu 8: Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ gỗ?

A. Máy tính.
B. Giấy viết.
C. Bàn học.
D. Tủ, giường.

Câu 9: Kinh doanh là gì?

A. Là việc thực hiện những công việc nhằm mục đích kiếm tiền.
B. Là việc thực hiện những công việc nhằm thu được lợi nhuận.
C. Là việc thực hiện những công việc nhằm thu được lãi suất.
D. Là việc thực hiện những công việc được pháp luật cho phép nhằm thu được lợi nhuận.

Câu 10: Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm cơ bản sau?

A. Quy mô kinh doanh nhỏ, thuộc sở hữu cá nhân, công nghệ kinh doanh đơn giản.
B. Quy mô kinh doanh lớn, lao động thường là thân nhân trong gia đình.
C. Quy mô kinh doanh nhỏ, thuộc sở hữu nhà nước.
D. Quy mô kinh doanh lớn, thuộc sở hữu cá nhân, công nghệ kinh doanh đơn giản.

Câu 11: Doanh nghiệp có các lĩnh vực kinh doanh nào?

A. Kinh doanh thương mại.
B. Sản xuất, thương mại, dịch vụ.
C. Sản xuất hàng hóa.
D. Kinh doanh dịch vụ.

Câu 12: Khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, dựa vào căn cứ nào để doanh nghiệp xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp?

A. Nhu cầu của thị trường.
B. Nguồn lao động của doanh nghiệp.
C. Vốn của doanh nghiệp.
D. Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp, xã hội và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không được sử dụng làm căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh?

A. Nhu cầu thị trường.
B. Pháp luật hiện hành.
C. Lợi nhuận của doanh nghiệp.
D. Khả năng của doanh nghiệp.

Câu 14: Nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những phương diện nào sau đây?

A. Sản xuất, lao động, tài chính.
B. Lợi nhuận, tài chính.
C. Nhu cầu thị trường.
D. Mức cung cấp hàng hóa.

Câu 15: Hạch toán kinh tế là gì?

A. Là tính toán lượng hàng bán ra của doanh nghiệp.
B. Là việc tính toán chi phí và kết quả kinh doanh (doanh thu) của doanh nghiệp.
C. Là tính toán tiền lương trả cho người lao động.
D. Là tính toán số lượng khách hàng của doanh nghiệp.

Câu 16: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào các tiêu chí nào?

A. Lợi nhuận.
B. Mức đóng góp cho ngân sách.
C. Việc làm cho người lao động.
D. Lợi nhuận, việc làm cho người lao động, mức đóng góp cho ngân sách.

Câu 17: Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi để nấm bệnh phát triển mạnh là?

A. 250C đến 300C, độ ẩm thấp.
B. 450C đến 500C, độ ẩm thấp.
C. 250C đến 300C, độ ẩm cao.
D. 450C đến 500C, độ ẩm cao.

Câu 18: Biện pháp nào sau đây được sử dụng khi dịch hại tới gưỡng gây hại?

A. Biện pháp kỹ thuật.
B. Biện pháp sử dụng thiên địch.
C. Biện pháp bắt sâu.
D. Biện pháp hóa học.

Câu 19: Sử dụng thuốc hóa học BVTV không hợp lý gây ra nhiều tác hại với quần thể sinh vật, môi trường và con người; biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV là gì?

A. Không dùng thuốc hóa học BVTV.
B. Dùng thuốc hóa học BVTV số lượng ít, độc tính cao.
C. Dùng thuốc hóa học BVTV có độc tính thấp.
D. Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ, đúng liều lượng.

Câu 20: Sâu hại bị nhiễm chế phẩm trừ sâu nào sau đây thì cơ thể bị mềm nhũn rồi chết?

A. Chế phẩm thảo mộc trừ sâu.
B. Chế phẩm nấm trừ sâu.
C. Chế phẩm virus trừ sâu.
D. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.

Câu 21: Bảo quản rau xanh nhằm mục đích gì?

A. Tránh rau bị úa.
B. Nâng cao chất lượng của rau.
C. Tránh rau bị héo.
D. Duy trì độ tươi xanh của rau, hạn chế rau bị thối hỏng.

Câu 22: Tại sao trong quy trình bảo quản hạt ngô giống cần tách hạt cẩn thận?

A. Tránh tổn thất số lượng hạt.
B. Tránh giảm khối lượng hạt.
C. Tránh làm tổn thương phôi hạt.
D. Tránh giảm chất lượng hạt.

Câu 23: Trong bảo quản rau, quả tươi; tại sao trước khi làm lạnh cần phải bao gói?

A. Tránh lạnh trực tiếp.
B . Làm đẹp sản phẩm.
C. Tránh mất nước.
D. Giảm hoạt động gây hại của vi sinh vật.

Câu 24: Anh An trồng lúa. Mỗi năm anh thu được 2 tấn thóc các loại, anh để 10% lại chế biến cho gia đình sử dụng, số thóc còn lại gia đình anh có kế hoạch bán ra thị trường. Kế hoạch bán thóc của gia đình anh ra thị trường bằng bao nhiêu?

A. 20 tạ.
B. 18 tạ.
C. 22 tạ.
D. 2 tạ.

Câu 25: Trong dịch Covid 19 vừa qua, người dân có nhu cầu mua nông sản sạch tại nhà. Vì vậy, một số sinh viên đã kinh doanh online sản phẩm nông sản sạch. Ý tưởng kinh doanh đó xuất phát từ lí do nào?

A. Nhu cầu làm giàu cho bản thân.
B. Nhu cầu của thị trường.
C. Muốn mưu sinh trên thành phố.
D. Muốn thử sức mình trên thương trường.

Câu 26: Việc thành lập doanh nghiệp được triển khai theo các bước nào?

A. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh – Đăng ký kinh doanh – Xác định ý tưởng kinh doanh.
B. Xác định ý tưởng kinh doanh – Đăng ký kinh doanh – Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh.
C. Xác định ý tưởng kinh doanh – Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh – Đăng ký kinh doanh.
D. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh – Xác định ý tưởng kinh doanh – Đăng ký kinh doanh.

Câu 27: Nhà bạn Nam ở vùng nông thôn có một cái ao với diện tích khoảng 500 m2, trước đây ao bỏ hoang chỉ có cây dại phát triển. Bạn Nam đã nêu ý kiến với bố, mẹ cải tạo ao để thả cá lấy thịt. Bố mẹ bạn Nam đã quyết định huy động vốn để nuôi cá cung cấp ra thị trường. Nam đã tham gia học tập kỹ thuật nuôi cá tại trung tâm học tập cộng đồng của xã. Xác định nguồn vốn gia đình Nam cần huy động để làm gì?

A. Đào ao.
B. Mua giống cá.
C. Mua thức ăn cho cá.
D. Cải tạo ao, mua giống cá, mua thức ăn cho cá.

Câu 28: Cửa hàng “Cà phê internet” của chủ quán Thanh Thanh đã dần phục hồi sau đại dịch Covid 19. Doanh thu trung bình của quán là 25.000.000 đồng/tháng và tổng chi phí bao gồm: Thuế, thuê bao mạng internet, trả công cho nhân viên, nguyên liệu, quảng cáo… hết 65% doanh thu. Lãi suất sau một năm chị Thanh Thanh thu được là bao nhiêu?

A.16.250.000 đồng.
B. 8.750.000 đồng.
C. 105.000.000 đồng.
D. 25.000.000 đồng

II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1: Em hãy đề xuất biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại trên một cây trồng mà em biết? (1,0 điểm)

Câu 2: Điện lực thông báo cắt điện 02 ngày. Tủ lạnh gia đình em không hoạt động được. Em hãy đề xuất cách để bảo quản rau xanh đảm bảo chất lượng cho gia đình mình? (1,0 đ)

Câu 3: Em hãy chọn một lĩnh vực kinh doanh phù hợp với bản thân, gia đình hoặc địa phương em? Tại sao em lựa chọn lĩnh vực đó? (1,0 điểm)

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Công nghệ

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

D

B

D

C

D

B

A

A

D

A

B

D

C

A

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

B

D

C

D

D

C

D

C

C

B

B

C

D

C

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(1,0 điểm)

Đề xuất biện pháp hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại trên một cây trồng cụ thể:

– Chọn giống tốt không chứa sâu bệnh hại. (1)

– Bố trí thời vụ hợp lí, chọn đất trồng thích hợp. (2)

– Đảm bảo chế độ chăm sóc: cân đối nước tưới, phân bón…. (3)

– Sử dụng thiên địch, chế phẩm thảo mộc… (4)

* Các gạch đầu dòng (2), (3), (4) học sinh cứ nêu được 1 ý thì cho điểm tối đa 0,25.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2

(1,0 điểm)

Điện lực thông báo cắt điện 02 ngày, tủ lạnh gia đình em không hoạt động được. Đề xuất cách bảo quản rau xanh đảm bảo chất lượng cho gia đình mình:

– Không để rau xanh trong tủ lạnh đã ngắt điện. (1)

– Sử dụng các phương pháp bảo quản khác như: Phương pháp bảo quản ở điều kiện thông thường (Để nơi mát, tránh ánh sáng, tránh gió…) (2)

* Gạch đầu dòng (2) nếu học sinh nêu được phương pháp khác thì cũng cho điểm tối đa 0,75.

0,25

0,75

Câu 3

(1,0 điểm)

Chọn một lĩnh vực kinh doanh phù hợp nhất với bản thân, gia đình hoặc địa phương. Giải thích cách lựa chọn đó:

– Chọn được một loại hình cụ thể thuộc lĩnh vực sản xuất hoặc thương mại hoặc dịch vụ.

– Giải thích:

+ Điều kiện, nguồn lực của bản thân, gia đình hoặc địa phương phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đã chọn.

+ Lĩnh vực kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường.

+ Dự đoán được cơ hội và rủi ro với gia đình khi thực hiện lĩnh vực kinh doanh đó.

0,25

0,25

0,25

0,25

…………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 môn Công nghệ 10

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!