Lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo (8 môn)

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo bao gồm 18 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi lớp 7 giữa học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa học kì 1 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 18 đề thi giữa kì 1 lớp 7 sách Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng tải tại đây.

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo (8 môn)

Đề thi giữa kì 1 Toán 7 năm 2022

Ma trận đề thi giữa kì 1 Toán 7


TT

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Chủ đề 1: Số hữu tỉ.

(18 tiết)

Nội dung 1:

Số hữu tỉ và tập hợp các số hữu tỉ. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ.

Số câu: 3

(Câu 1, 2, 3,4)

Điểm:

(1 đ)

Số bài: 1

(Bài 1)

Điểm:

(0,75 đ)

5,75

Nội dung 2:

Các phép tính với số hữu tỉ.

Số câu: 2

(Bài 3a, 3b)

Điểm:

(1,5 đ)

Số câu: 3

(Bài 2a, 2b, 2c)

Điểm:

(1,5 đ)

Số câu: 1

(Bài 7)

Điểm:

(1,0 đ)

2

Chủ đề 2:

Các hình khối trong thực tiễn. (14 tiết)

Nội dung 1:

Hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

Số câu: 4

(Câu 5, 6, 7, 8)

Điểm:

(1,0 đ)

Số câu: 1

(Bài 4)

Điểm:

(1,0 đ)

4,25

Nội dung 2:

Lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác.

Số câu: 4

(Câu 9, 10, 11, 12)

Điểm:

(1,0 đ)

Số câu: 1

(Bài 5)

Điểm:

(0,75 đ)

Số câu: 1

(Bài 6)

Điểm:

(0,5 đ)

Tổng: Số câu

Điểm

12

3

5

3,25

4

2,0

1

1,0

10

Tỉ lệ %

30%

40%

20%

10%

100

Tỉ lệ chung

70%

30%

100

Chú ý: Tổng tiết: 32 tiết.

Thời gian kiểm tra: Tuần 9 – Học kì I (Số học: 18 tiết (hết chương 1), Hình học 14 tiết (hết chương 3)).

Bảng đặc tả đề thi giữa kì 1 Toán 7

TT

Chương/Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

SỐ – ĐẠI SỐ

1

Số hữu tỉ.

Nội dung 1:

Số hữu tỉ và tập hợp các số hữu tỉ. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ.

Nhận biết:

– Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ.

1TN

(Câu 4)

– Nhận biết được tập hợp các số hữu tỉ.

1 TN

(Câu 1)

– Nhận biết được số đối của một số hữu tỉ.

1 TN

(Câu 2)

– Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ.

1 TN

(Câu 3)

Thông hiểu:

– Biểu diễn được số hữu tỉ trên trục số.

1 TL

(Bài 1)

Nội dung 2:

Các phép tính với số hữu tỉ.

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa trong tập hợp số hữu tỉ.

1 TL

(Bài 2a)

Vận dụng:

– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với số hữu tỉ trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

2 TL

(Bài 2b, 2c)

Thông hiểu:

– Mô tả được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ.

2 TL

(Bài 3a,3b)

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với các phép tính về số hữu tỉ. (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lí, trong đo đạc,…).

Vận dụng cao:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với các phép tính về số hữu tỉ.

1 TL

(Bài 7)

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

2

Các hình khối trong thực tiễn.

Nội dung 1:

Hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

Nhận biết:

Mô tả được một số yếu tố cơ bản (đỉnh, cạnh, góc, đường chéo, …) của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

4 TN

(Câu 5, 6, 7, 8)

Thông hiểu:

– Tính được diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

1 TL

(Bài 4)

Vận dụng:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Nội dung 2:

Lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác.

Nhận biết

– Mô tả được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác (ví dụ: hai mặt đáy là song song; các mặt bên đều là hình chữ nhật, …).

4 TN

(Câu 9, 10, 11, 12)

Thông hiểu:

– Tính được diện tích xung quanh, thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

1 TL

(Bài 5)

Vận dụng:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của một lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác,…).

1 TL

(Bài 6)

Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7

……………..

Đề thi giữa kì 1 Văn 7 năm 2022 – 2023

Đề thi giữa kì 1 Văn 7 năm 2022

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?

Trần Đăng Khoa

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do.
B. Thơ lục bát.
C. Thơ bốn chữ.
D. Thơ năm chữ.

Câu 2. Khổ thơ thứ 3 trong bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

A. Gieo vần lưng.
B. Gieo vần chân.
C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân.
C. Gieo vần linh hoạt.

Câu 3. Ở khổ thơ thứ nhất, trăng được so sánh với hình ảnh nào?

A. Quả chín.
B. Mắt cá.
C. Quả bóng.
D. Cánh rừng xa.

Câu 4. Em hiểu từ “lửng lơ” Trong câu thơ : « Lửng lơ treo trước nhà » có nghĩa là gì ?

A. Ở trạng thái nửa vời, không xác định rõ.
B. chuyển động nhẹ lưng chừng, không bám vào đâu.
C. Nửa chừng, không tới, không lui.
D. Chần chừ, không dứt khoát, không dám hành động.

Câu 5. Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật (quả chín, mắt cá, quả bóng…) cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?

A. Bà nội.
B. Người mẹ.
C. Cô giáo.
D. Trẻ thơ.

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Trăng bay như quả bóng” là gì ?

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.
B. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.
C. Làm cho hình ảnh thơ sinh động, gần gũi, gợi hình, gợi cảm.
D. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

Câu 7. Điệp ngữ “Trăng ơi… từ đâu đến?” có tác dụng gì ?

A. Nhấn mạnh câu hỏi của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
B. Nhấn mạnh hình ảnh trăng xuất hiện suốt đêm mà nhà thơ không biết từ đâu.
C. Nhấn mạnh nỗi băn khoăn của nhân vật trữ tình về hình ảnh trăng.
D. Nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật trữ tình trước hình ảnh trăng.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” là gì ?

A. Nhân vật trữ tình yêu trăng theo cách độc đáo.
B. Trăng ở quê hương của nhân vật trữ tình là đẹp nhất.
C. Yêu mến trăng, từ đó bộc lộ niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình.
D. Ánh trăng ở quê hương nhân vật trữ tình đặc biệt, không giống ở nơi khác.

Câu 9. Hãy nêu cảm nhận của em về ý nghĩa 2 câu thơ : “Trăng ơi có nơi nào. Sáng hơn đất nước em…”

Câu 10. Từ cảm xúc với trăng trong thơ của Trần Đăng Khoa, em hãy nêu tình cảm, cảm xúc của em với vầng trăng quê hương mình ?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật)…và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),…hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng.

Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích. (Lưu ý :Không viết về những nhân vật trong văn bản SGK đã học.)

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I ĐỌC HIỂU 6,0
1 D 0,5
2 B 0,5
3 A 0,5
4 B 0,5
5 D 0,5
6 C 0,5
7 D 0,5
8 B 0,5

9

-HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Qua hình ảnh trăng, nhân vật tin rằng trăng trên đất nước mình là đẹp nhất. Nhân vật trữ tình tự hào về hình ảnh ánh trăng sáng lung linh cùng những cảnh vật tuyệt đẹp, những con người bình dị, gần gũi của đất nước mình.

-HS nêu được 1 ý tương tự như trên.

-HS không trả lời hoặc trả lời sai.

1,0

0,5

0.0

10

HS nêu được những tình cảm riêng của mình với vầng trăng quê hương mà mình cảm nhận được sau khi học xong bài thơ.

Yêu cầu:

– Đảm bảo thể thức yêu cầu.

– Đảm bảo nội dung theo yêu cầu.

1,0

0,25

0,75

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần MB, TB, KB.

0.25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề

Nghị luận về nhân vật văn học yêu thích.

0.25

c. Phân tích đặc điểm nhân vật văn học yêu thích

Học sinh có thể chọn một nhân vật văn học mình yêu thích nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

* Mở bài:

– Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật phân tích.

– Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

* Thân bài:

– Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ các đặc điểm của nhân vật dựa trên các chi tiết trong tác phẩm.

+ Lai lịch: nhân vật đó xuất hiện như thế nào?

+ Ngoại hình

+ Hành động và việc làm của nhân vật.

+ Ngôn ngữ của nhân vật.

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác.

=> Nhận xét, đánh giá về nhân vật (suy nghĩ, cảm xúc,…về các đặc điểm của nhân vật đã phân tích)

– Nhận xét đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

– Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

* Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật

– Nêu đánh giá khái quát về nhân vật

– Nêu cảm nghĩ, ấn tượng về nhân vật, ý nghĩa của nhân vật với đời sống. Rút ra bài học, liên hệ.

3.0

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo

Có những liên hệ hợp lí; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.

0,25

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn/Thơ 4 chữ, 5 chữ

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ (thơ 4 chữ, thơ 5 chữ)

* Nhận biết:

– Nhận biết được đề tài,

– Nhận biết được đặc điểm của thơ: thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, bố cục, những hình ảnh tiêu biểu; các yếu tự sự, miêu tả được sử dụng trong thơ.

– Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

– Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy);

– Xác định được nghĩa của từ.

* Thông hiểu:

– Nêu được chủ đề, thông điệp của văn bản;

– Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ; rút ra chủ đề, thông điệp của tác phẩm; phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ

* Vận dụng:

Thể hiện được ý kiến, quan điểm về những vấn đề đặt ra trong ngữ liệu.

– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

– Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học

Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức

Vận dụng: Viết được bài văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ nhân vật phân tích.

Vận dụng cao:

Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật.

1TL

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

25

35

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 năm 2022 – 2023

Ma trận đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7

a) Ma trận

– Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì I, khi kết thúc nội dung chủ đề 2.

– Thời gian làm bài: 90 phút.

– Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).

– Cấu trúc:

– Mức độ đề: 40% Nhận biết; 40% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 0% Vận dụng cao.

– Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi (ở mức độ nhận biết: 12 câu, thông hiểu 8 câu)

– Phần tự luận: 5,0 điểm (Nhận biết: 1 điểm, Thông hiểu:2 điểm; Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 0 điểm)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Số ý tự luận

Số câu trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Mở đầu

(6 tiết)

3

(0,75)

1

(0,25)

4

1

Nguyên tử.

Nguyên tố hóa học

(8 tiết)

4

(1,0)

2

(1)

1

(0,25)

2

5

2,25

Phân tử

(13 tiết)

1

(1,0)

3

(0,75)

3

(0,75)

1

(2,0)

2

6

4,5

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

(7 tiết)

2

(0,5)

1

(1,0)

3

(0,75)

1

5

2,25

Số ý TL/

Số câu TN

1

12

3

8

1

0

0

0

5

20

10,00

Điểm số

1

3

2

2

2,0

0

0

0

5,0

5,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

4,0 điểm

2,0 điểm

0 điểm

10 điểm

10 điểm

b) Bản đặc tả


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

( ý số)

TN

(câu số)

Mở đầu (6 tiết)

4

4

Mở đầu

Nhận biết

Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên

2

C1

C2

Thông hiểu

– Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

– Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).

1

1

C3

C4

Vận dụng

Làm được báo cáo, thuyết trình.

Nguyên tử. Nguyên tố hóa học (8 tiết)

2

5

2

5

Nhận biết

– Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).

– Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

4

1

C5

C6

C7

C8

Thông hiểu

– Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

– Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên

Ý 1

Ý 1

2

C23

,C19

Phân tử (13 tiết)

2

6

2

6

Phân tử; đơn chất; hợp chất

Nhận biết

– Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.

3

C9

C10

C17

Thông hiểu

– Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

– Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

1

1

C11

C12

Giới thiệu về liên kết hoá học (ion, cộng hoá trị)

Thông hiểu

– Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2,….).

– Nêu được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO,…).

– Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị.

1

C20

Hoá trị; công thức hoá học

Nhận biết

– Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị). Cách viết công thức hoá học.

– Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố với công thức hoá học.

1

C21

Thông hiểu

– Viết được công thức hoá học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng.

– Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất

Vận dụng

– Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.

1

C22

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (7 tiết)

1

5

1

5

Nhận biết

– Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

– Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.

1

1

1

C13

C14

C18

Thông hiểu

Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

1

2

C24

C15

C16

Đề kiểm tra giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7

I Trắc nghiệm: (5 điểm)

Câu 1: Cho các bước thực hiện kĩ năng đo sau:

(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(2) Nhận xét độ chính xác của kết quả đo, căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.

(3) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp.

(4) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

Trong thứ tự các bước thực hiện phép đo, thứ tự nào đúng?

A. 3 -1 – 2 – 4

B. 1 – 4 – 2 – 3

C. 1 – 3 – 2 – 4

D. 4 -3 – 2 -1

Câu 2:Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng tự nhiên thông thường trên trái đất?

A. Hạn hán.

B. Mưa dông kèm theo sấm sét.

C. Công nhân đốt rác.

D. Lũ lụt.

Câu 3: Phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên gồm các nội dung:

1. Đưa ra các dự đoán khoa học để giải quyết các vấn đề.

2. Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.

3. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

4. Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.

5. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

Thứ tự đúng của phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên là:

A. 1 – 2 -3 -4 -5.

B. 5 – 1 – 4 – 2 – 3.

C. 1 – 3 – 5 – 2 -4.

D. 5 – 4 -3 – 2 -1.

Câu 4: Trong các đồng hồ sau đồng hồ nào là đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng cổng quang?

A. Đồng hồ nước.

C. Đồng hồ cát.

B. Đồng hồ đo thời gian hiện số.

D. Đồng hồ điện tử.

Câu 5: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do nhờ có loại hạt nào?

A. Electron.

B. Proton.

C. Nơtron.

D. Hạt nhân

Câu 6: Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?

A. gam

B. kilôgam

C. amu

D. cả 3 đơn vị trên

Câu 7: Đây là sơ đồ nguyên tử nguyên tố nào?

A. Na.

B. N.

C. Al.

D. O.

Câu 8: Nguyên tố Aluminium kí hiệu là gì:

A. Al.

B. Fe.

C. Ag.

D. Ar.

Câu 9: Đơn chất là chất tạo nên từ:

A. một chất.

B. một nguyên tố hoá học.

C. một nguyên tử.

D. một phân tử.

Câu 10: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất với phân tử hợp chất?

A. Hình dạng của phân tử.

B. Kích thước của phân tử.

C. Số lượng nguyên tử trong phân tử.

D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại.

Câu 11: Các chất là hợp chất gồm:

A. NO2; Al2O3; N2

B. HgSO4, Cl2, ZnO

C. CaO, MgO, H2SO4

D. H2O, Ag, NO

Câu 12: Phân tử khối của hợp chất H2SO4 là:

A. 68.

B. 78.

C. 88.

D. 98.

Câu 13: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc:

A. chiều nguyên tử khối tăng dần.

B. chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C. tính kim loại tăng dần.

D. tính phi kim tăng dần.

Câu 14: Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

A. số electron lớp ngoài cùng.

B. số thứ tự của nguyên tố.

C. số hiệu nguyên tử.

D. số lớp electron.

Câu 15 : Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:

A. Be, Fe, Ca, Cu.

B. Ca, K, Mg, Al.

C. Al, Zn, Co, Ca.

D. Li, Na, K, Cs.

Câu 16: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần:

A. Mg, Na, Si, P.

B. Ca, P, B, C.

C. C, N, O, F.

D. O, N, C, B.

Câu 17. Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?

A. Các hạt mang điện tích âm (electron).

B. Các hạt neutron và hạt proton.

C. Các hạt neutron không mang điện.

D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong

Câu 18. Hiện nay, có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

A. 5.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 19. Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?

A. Nhóm IA.

B. Nhóm IVA.

C. Nhóm IIA.

D. Nhóm VIIA

Câu 20. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?

A. Liên kết trong các phân tử đơn chất thường là liên kết cộng hoá trị.

B. Sau khi các nguyên tử liên kết với nhau, số electron ở lớp ngoài cùng sẽ giống nguyên tố khí hiếm.

C. Liên kết giữa các nguyên tố phi kim thường là liên kết cộng hoá trị.

D. Liên kết giữa nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim đều là liên kết ion.

II. Tự luận: ( 5 điểm)

Câu 21. (1,0 điểm): Xác định hoá trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau: CaO; CH4

Câu 22 (2,0 điểm):

Tìm CTHH của hợp chất X có thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố gồm: 52,17% cacbon, 13,05% hidro và 34,78 % oxi. Biết phân tử khối của X là 46.

Câu 23 (1 điểm):

a) Nguyên tố hoá học là gì?

b) Gọi tên các nguyên tố có kí hiệu hoá học sau: O, N

Câu 24 (1 điểm): Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử của A.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7

Phần trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

C

B

B

A

C

B

A

B

D

C

D

B

A

D

C

B

B

A

A

(Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm)

Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn GDCD 7

TT

Nội dung/chủ đề/bài học

Mức độ đánh giá

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Câu TN

Câu TL

Tổng điểm

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

1.Tự hào về truyền thống quê hương

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

4 điểm

2.Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

4 điểm

3. Học tập tự giác, tích cực

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

2 điểm

Tổng câu

12 câu

12 câu

3 câu

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

10 điểm

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7
NĂM HỌC: 2022 – 2023

TT

Nội dung

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

1. Tự hào về truyền thống quê hương

Nhận biết:

– Nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương.

– Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

Thông hiểu:

– Hiểu về những việc làm thể hiện tự hào truyền thống quê hương

Vận dụng:

– Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

– Xác định được những việc làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

Vận dụng cao:

Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương

4TN

1 TL

2.Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Nhận biết:

Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

Thông hiểu:

Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm,cảm thông và chia sẻ với nhau.

Vận dụng:

Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

– Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Vận dụng cao:

Thường xuyên có những lời nói. Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

4TN

1 TL

3. Học tập tự giác, tích cực

Nhận biết:

– Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

Thông hiểu:

– Giải thích được vì sao phải hoc tập tự giác, tích cực

Vận dụng:

– Góp ý nhắc nhở những bạn bè chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

Vận dụng cao:

– Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

4TN

1 TL

Tổng

12 câu

TNKQ

1 câu TL

1 câu TL

1 câu TL

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)

Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất:

Câu 1. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

A. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.
B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.
D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

Câu 2. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. truyền thống quê hương.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thống dân tộc.

Câu 3. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 4: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất

A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi.
C. Đứng xem quá trình đập phá.
D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp.

Câu 5: Thường xuyên chú ý đến người khác là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.

Câu 6: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.

Câu 7: Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.

Câu 8: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.
C. Gen ghét, đố kị với người khác.
D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
B. Học trước chơi sau.
C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
D. Chơi điện tử trong giờ học.

Câu 10. Cách học tập nào sau đây thể hiện tự giác, tích cực học tập?

A. Phong cho rằng học hiểu bài là được, không cần thiết phải phát biểu ý kiến trước lớp.
B. Để đạt kết quả học tập tốt chỉ cần làm hết bài tập trong sách giáo khoa là đủ.
C. Có bài nào khó Lan lập tức nhờ bố hướng dẫn ngay.
D. Luôn chủ động hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn thời gian cô giáo quy định.

Câu 11: Câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn nào sau đây thể hiện tích cực, tự giác trong học tập?

A. Dễ làm khó bỏ
B. Việc hôm nay chớ để ngày mai.
C. Học học nữa, học mãi.
C. Cái khó bó cái khôn.

Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?

A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.
B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.
D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra

Phần II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm): Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Câu 2 (3 điểm):)

H và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. H bị ốm và phải nghỉ học nhiều ngày. Để giúp đỡ H, buổi chiều N thường sang nhà đưa vở cho H chép bài và giải thích những chỗ khó hiểu cho bạn. M cùng lớp thấy vậy cho rằng N làm vậy là không đúng, vì học là nhiệm vụ của học sinh nên H phải tự học tập để hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao.

1, Em nhận xét gì về việc làm của N? Theo em ý kiến của M như vậy có đúng không? Tại sao?

2. Liên hệ những việc làm của bản thân em thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh em?

3. Em hãy vận dụng kiến thức đã học giải thích ý nghĩa câu “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”?

Câu 3 (1 điểm): Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói:”Cậu ngốc quá đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!”.

Em có nhận xét gì về lời nói của H? Nếu là T, em sẽ nói gì với H?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đ/A

C

A

B

D

A

B

C

A

D

D

C

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Tìm hiểu về truyền thống của quế hương mình.

Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương.

Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống,..

Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.

3,0 điểm

Câu 3

(3,0 điểm)

a, Theo em việc của N rất là đúng vì nếu bạn H ốm thì không thể ghi bài và không thể đến lớp , cho lên bạn N đã ghi đầy đủ bài vở rồi mang về cho bạn chép và giảng cho bạn .

– Theo em , ý kiến của bạn M là sai vì thấy bạn bị ốm phải giúp đỡ bạn để bạn theo kịp bài học.

b, Học sinh tự liên hệ bản than về những việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.

c, HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích. ( Tuỳ từng mức độ vận dụng của Hs để cho điểm)

3,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

– Không đổng tình với lời nói của H vì trong học tập, để nắm vững kiến thức thì ngoài việc làm các bài tập trong sách giáo khoa, học sinh cần tích cực làm thêm các bài tập mở rộng, nâng cao ở sách tham khảo. Việc làm đó sẽ giúp em nhanh tiến bộ trong học tập.

– Giảng giải, phân tích để giúp H hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác ôn tập, làm thêm các bài tập ở ngoài sách giáo khoa để củng cố kiến thức và kĩ năng. Đồng thời khuyên H nên dành thời gian cho việc học tập và hẹn bạn đi chơi vào dịp cuối tuần.

1,0 điểm

Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7

Đề kiểm tra giữa kì 1 tiếng Anh 7 Friends Plus

TRƯỜNG……..

ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH THỨC

(Đề có 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: TIẾNG ANH 7 SÁCH CTST

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

MULTIPLE CHOICE (9 points)

VOCABULARY AND GRAMMAR

I. Find the word which has a different sound in the part underlined.

1.A. knife/f/ B. of/v/ C. leaf D. life

2.A. aerobics/k/ B. calories/k/ C. cycling/s/ D. doctor/k/

3. A. absent B. government C. dependent D. enjoy/i/

II. Choose a word in each line that bas different stress pattern.

4.A. different B. serious C. regular D. effective

5.A. dangerous B. countryside C. energy D. volunteer

III. Choose the correct answer .

6. You can avoid some diseases by yourself clean.

A. keeping
B. taking
C. looking
D. bringing

7. Rob eats a lot of fast food and he on a lot of weight.

A. takes
B. puts
C. spends
D. brings

8. We need to spend less time computer games.

A. play
B. to play
C. playing
D. to playing

9. We can make postcards and sell them to_____money to help the homeless.

A. rise
B. raise
C. get
D. own

10. I enjoy reading it develops my imagination.

A. and
B. but
C. so
D. because

11. We can get many from volunteer work.

A. benefits
B. benefit
C. advantage
D. good luck

12. I feel very happy because I can a difference in our community.

A. do
B. make
C. bring
D. take

13. We many toys for street children so far.

A. do
B. have done
C. make
D. has been

14. In the United States, almost everyone, at one time or another, a volunteer.

A. be
B. are
C. have been
D. has been

15. Will you making models in the future?

A. pick up
B. look for
C. take up
D. find

16. What does your father do his free time?

A. in
B. at
C. on
D. while

17. My family enjoys because we can sell vegetables and flowers money.

A. garden – to
B. gardening – for
C. gardening – with
D. garden – of

18. We _ to Ha Noi several times, but last summer we there by train.

A. flew – went
B. has flown – went
C. have flown – have gone
D. have flown – went

19. Stay outdoors and do physical exercises.

A. more – less
B. less – less
C. more – more
D. less – more

IV. Choose the most suitable response to complete each of the following exchanges.

20. – “Let’s go to Nha Trang” – “_______”

A. That’s a good idea.
B. Have you thought of Ha Long Bay?
C. Yes, let’s go somewhere.
D. Why don’t you go to the mountains?

READING

I. Read the passage, and then choose the best answers

Each country has many good people who take care of others. For example, some of students in the United States often spend many hours as volunteers in hospitals, orphanages or homes for the elderly. They read books to the people in these places, or they just visit them and play games with them or listen to their problems.

Other young volunteers go and work in the homes of people who are sick or old. They paint, clean up, or repair their houses, do the shopping. For boys who don’t have fathers, there is an organization called Big Brothers. College students and other men take these boys to basketball games or on fishing trips and help them to get to know things those boys usually learn from their fathers.

Each city has a number of clubs where boys and girls can go and play games. Some of these clubs show movies or hold short trip to the mountains, the beaches, museums, or other places of interest. Most of these clubs use a lot of students as volunteers because they are young enough to understand the problems of younger boys and girls.

21. What do volunteers usually do to help those who are sick or old in their homes?

A. They do the shopping, and repair or clean up their house.
B. They tell them stories and sing dance for them.
C. They cool, sew, and wash their clothes.
D. They take them to basketball games.

22. What do they help boys whose fathers do not live with them?

A. To learn things about their fathers.
B. To get to know thing about their fathers.
C. To get to know things that boys want from their fathers.
D. To learn things that boys usually learn from their fathers.

23 .Which activities are NOT available for the students at the clubs?

A. playing games
B. learning photography
C. going to interest places
D. watching films

24. Why do they use many students as volunteers? – Because .

A. they can understand the problems of younger boys and girls.
B. they have a lot of free time.
C. they know how to do the work.
D. they are good at playing games and learning new things.

25. Where don’t students often do volunteer work?

A. hospitals
B. orphanages
C. clubs
D. homes for the elderly

WRITING

I. Circle the mistake in each sentence.

26. Frank has (A) done (B) his homeworkand then (C) listened (D) to music.

27. The children have putaway (A) their toys but (B) they didn’t make (C) their beds yet.(D)

II. Choose the sentence that has the same meaning as the first.

You should cleanthis room every day.( should +be +Ved/past )

28. You should clean this room every day.( should +be +Ved/past )

A .This room should be cleaned every day.
B. This room should been cleaned every day.
C. This room should clean every day.
D. This room should be clean every day.

29. My father hasn’t smoked for two years.

A. My father gave up smoking two years ago.
B. My father started smoking two years ago.
C. The first time my father smoked was two years ago.
D. It’s two years since my father started smoking.

30. She started learning English ten years ago.

A. She has not learnt English before.
B. She learnt English ten years ago.
C. She has not learnt English since ten years.
D. She has learnt English for ten years.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7

1.B

6.A

11.A

16.A

21.A

26.A

2.C

7.B

12.B

17.B

22.D

27.C

3.D

8.C

13.B

18.D

23.B

28.A

4.D

9.B

14.D

19.C

24.A

29.A

5.D

10.D

15.C

20.B

25.C

30.D

……………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7

Đề thi giữa kì 1 Tin 7 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 Tin 7 sách Chân trời sáng tạo

A. Phần trắc nghiệm:

Câu 1. Em hãy cho biết Micro nhập dữ liệu dạng nào vào máy tính?

A. Con số.
B. Văn bản.
C. Hình ảnh.
D. Âm thanh.

Câu 2. Em hãy cho biết máy quét nhập dữ liệu dạng nào vào máy tính?

A. Con số.
B. Văn bản.
C. Hình ảnh.
D. Con số, văn bản, hình ảnh.

Câu 3. Thiết bị nào xuất dữ liệu âm thanh từ máy tính ra ngoài?

A. Máy ảnh.
B. Micro.
C. Màn hình.
D. Loa.

Câu 4. Màn hình cảm ứng là thiết bị?

A. Thiết bị vào.
B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vào ra.
D. Thiết bị đầu cuối.

Câu 5. Máy in, máy chiếu là những loại thuộc kiểu thiết bị nào?

A. Thiết bị vào.
B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vào ra.
D. Thiết bị đầu cuối.

Câu 6. Em hãy cho biết máy ảnh nhập dữ liệu dạng nào vào máy tính?

A. Con số.
B. Văn bản.
C. Hình ảnh.
D. Âm thanh.

Câu 7. Thiết bị nào xuất dữ liệu âm thanh từ máy tính ra ngoài?

A. Máy ảnh.
B. Màn hình.
C. Micro.
D. Loa.

Câu 8. Thiết bị nào xuất dữ liệu văn bản từ máy tính ra ngoài?

A. Máy ảnh.
B. Màn hình.
C. Micro.
D. Loa.

Câu 11. Một tai nghe có gắn micro sử dụng cho máy tính là loại thiết bị gì?

A. Thiết bị vào.
B. Thiết bị ra.
C. Thiết bị vừa vào vừa ra.
D. Không phải thiết bị vào ra.

Câu 12. Máy tính của em đang làm việc với một tệp trên thẻ nhớ. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các thao tác sau để tắt máy tính an toàn,không làm mất dữ liệu.

1. Chọn nút lệnh Shutdown (turn off) để tắt máy tính.

2. Đóng tệp đang mở trên thẻ nhớ.

3. Chọn “Safe To Remove Hardware” để ngắt kết nối với thẻ nhớ.

4. Lưu lại nội dung của tệp.

Đáp án: 4 – 2 – 3 – 1

Câu 13. Loa thông minh có chức năng gì?

A. Nhận lệnh giọng nói.
B. Trả lời bằng giọng nói.
C. Đáp án A và B đều đúng.
D. Có thể xuất ra âm thanh.

Câu 14. Khi sử dụng máy tính em cần tuân theo những quy tắc an toàn nào để không gây ra lỗi?

A. Thao tác tùy tiện, không theo hướng dẫn.
B. Sử dụng chức năng Shutdown để tắt máy tính.
C. Gõ phím dứt khoát nhưng nhẹ nhàng.
D. Cả B và C.

Câu 15. Thao tác nào sau đây tắt máy tính 1 cách an toàn.

A. Sử dụng nút lệnh Restart của Windows.
B. Sử dụng nút lệnh Shutdown của Windows.
C. Nhấn giữ công tắc nguồn và dây.
D. Rút dây nguồn khỏi ổ cắm.

Câu 16. Phần mềm nào sau đây không phải là hệ điều hành

A. Windows 7.
B. Windows 10.
C. WindowExplorer.
D. Window phone.

Câu 17. Chức năng nào sau đây không phải là của Hệ điều hành?

A. Quản lí các tệp dữ liệu trên đĩa.
B. Tạo và chỉnh sữa nội dung một tệp hình ảnh.
C. Điều khiển các thiết bị vào ra.
D. Quản lí giao diện giữa người sử dụng và máy tính.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Người sử dụng sử lí những yêu cầu cụ thể bằng phần mềm ứng dụng.
B. Để phần mềm ứng dụng chạy được trên máy tính phải có Hệ điều hành.
C. Để máy tính hoạt động được phải có phần mềm ứng dụng.
D. Để máy tính hoạt động được phải có hệ điều hành.

Câu 19. Để việc tìm kiếm dữ liệu trong máy tính được dễ dàng và nhanh chóng. Khi đặt tên cho tệp và thư mục em nên:

A. Đặt tên theo ý thích như tên người thân hay thú cưng.
B. Đặt tên sao cho dễ nhớ và dễ biết trong đó chưa gì.
C. Đặt tên giống như trong ví dụ sách giáo khoa.
D. Đặt tên tùy ý, không cần theo qui tắc gì.

Câu 20. Tệp có phần mở rộng . exe thuộc loại tệp gì?

A. Không có loại tệp này.
B. Tệp chương trình máy tính.
C. Tệp dữ liệu của phần mềm Microsoft Word.
D. Tệp dữ liệu video.

Câu 21. Mật khẩu nào sau đây có tính bảo mật cao nhất?

A. 1234567.
B. AnMinhKhoa.
C. matkhau.
D. [email protected]

Câu 22. Hãy chọn những phát biểu sai?

A. Lưu trữ bằng công nghệ đám mây tránh được rơi mất, hỏng dữ liệu.
B. Lưu trữ bằng đĩa CD cần phải có đầu ghi đĩa nhưng dung lượng rất lớn.
C. Lưu trữ bằng đĩa cứng ngoài vừa nhỏ ngọn vừa có dung lượng lớn.
D. Lưu trữ bằng thẻ nhớ, USB dễ bị rơi, mất dữ liệu nhưng thuận tiện.

Câu 23. Đâu là chương trình máy tính giúp em quản lí tệp và thư mục.

A. Internet Explore.
B. Help.
C. Microsoft Windows.
D. File Explorer.

Câu 24. Đâu là chương trình máy tính giúp em soạn thảo văn bản.

A. Microsoft Windows.
B. Wimdows defender.
C. Microsoft Paint.
D. Microsoft Word.

Câu 25. Thiết bị nào xuất dữ liệu âm thanh từ máy tính ra ngoài?

A. Máy ảnh.
B. Màn hình.
C. Micro.
D. Loa.

Câu 26. Thiết bị nào xuất dữ liệu văn bản từ máy tính ra ngoài?

A. Máy ảnh.
B. Màn hình.
C. Micro.
D. Loa.

Câu 27. Thiết bị nào nhận thông tin từ máy tính đưa ra bên ngoài?

A. Bàn phím, chuột, micro.
B. Màn hình, loa, bàn phím.
C. Ổ cứng, micro.
D. Màn hình, loa, máy in.

Câu 28. Thiết bị nào tiếp nhận thông tin và chuyển thông tin vào máy tính?

A. Bàn phím, chuột, micro.
B. Màn hình, loa, máy in.
C. Ổ cứng, micro.
D. Chuột, micro.

B. Tự luận:

Câu 29. Máy in nhà em in ra những kí hiệu không mong muốn và em biết lỗi này do virus gây ra.

Câu 30: Khi tải Scratch để cài đặt lên máy tính, tại sao cần phải chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành trên máy tính của em?

Em cần diệt virus ở máy tính hay máy in? Vì sao?

Câu 31: Em hãy lựa chọn một thiết bị lưu trữ để sao lưu thư mục “du lịch” giải thích tại sao em lựa chọn cách sao lưu đó.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Tin 7

I. Phần trắc nghiệm

1.D

2.D

3.D

4.C

5.B

6.C

7.D

8.B

9.D

10.D

11.A

12.
(4-2-3-1)

13.C

14.D

15.B

16.C

17.B

18.C

19.B

20.B

21.D

22.B

23.D

24.D

25.D

26.B

27.D

28.A

* Lưu ý: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm

II. Phần tự luận

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 29

(1,0 điểm)

Em cần phải diệt virus ở máy tính.

0,5 điểm

Vì máy tính nhận thông tin vào và virus trong máy tính đã làm lỗi những thông tin đó dẫn đến khi văn bản được in ra từ máy in sẽ có những kí hiệu không mong muốn.

0,5 điểm

Câu 30

(1,0 điểm)

Khi tải Scratch để cài đặt lên máy tính, cần phải chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành trên máy tính của em để phần mềm có thể hoạt động trơn tru và tương thích với máy tính.

0,5 điểm

Vì nếu tải Scratch không phù hợp với hệ điều hành của máy tính thì sẽ không thể hoạt động được, thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến máy tính của em.

0,5 điểm

Câu 31

(1,0 điểm)

Để sao lưu thư mục “DuLich”, em lựa chọn sao lưu nhờ công nghệ đám mây vì:

0,25 điểm

1. Lưu trữ nhờ công nghệ đám mây có thể sao lưu từ xa, truy cập bằng bất kì máy tính có kết nối Internet và dung lượng sao lưu khá lớn.

0,25 điểm

2. Ngoài ra, em không sợ bị thất lạc hay hỏng dữ liệu nếu sao lưu bằng công nghệ đám mây.

0,25 điểm

3. Em sẽ lựa chọn một vài dịch vụ sao lưu uy tín như Google Drive, OneDrive.

0,25 điểm

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Tin học 7

TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng

1. Sơ lược về các thành phần của máy tính (4t)

8

8

1

50%

(5đ)

2. Khái niệm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng (2t)

4

2

1

25%

(2,5đ)

2

Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet (2t)

4

2

1

25%

(2,5đ)

Tổng

16

12

2

1

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

100%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7

Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7 năm 2022

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Châu Âu có mấy khu vực địa hình?

A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.

Câu 2. Các quốc gia nào sau đây ở châu Âu tiếp nhận số người nhập cư lớn nhất?

A. Đức, Anh và Pháp.
B. Pháp, Hà Lan và Bỉ.
C. Anh, Na Uy và Đức.
D. I-ta-li-a, Bỉ và Anh.

Câu 3. Hiện nay, Liên minh châu Âu có bao nhiêu quốc gia thành viên?

A. 26.
B. 27.
C. 28.
D. 29.

Câu 4. Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xibia.
B. Đồng bằng Ấn – Hằng.
C. Đồng bằng Trung tâm.
D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 5. Ở châu Âu, ngành nào sau đây sử dụng nhiều nước nhất?

A. Công nghiệp.
B. Dịch vụ.
C. Nông nghiệp.
D. Thương mại.

Câu 6. Ở châu Âu, đới lạnh nằm ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Âu.
B. Đông Âu.
C. Nam Âu.
D. Tây Âu.

Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu dân số theo trình độ học vấn ở châu Âu?

A. Tỉ lệ sinh ngày càng giảm và tuổi thọ trung bình của dân cư tăng.
B. Dân cư có trình độ học vấn cao và thuộc nhóm cao trên thế giới.
C. Ở châu Âu có tỉ lệ nữ cao
hơn nam và đang có sự thay đổi nhanh.
D. Tuổi thọ trung bình giảm và tỉ lệ nam giới luôn cao hơn nữ giới.

Câu 8. Hiện nay, nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính các quốc gia ở châu Âu chú trọng vấn đề nào sau đây?

A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch và dầu mỏ, khí đốt.
B. Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng tái tạo.
C. Phát triển công nghiệp xanh, phát triển vận tải đường bộ.
D. Tăng cường, ưu tiên sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Câu 9. Đối tác kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu là

A. Nam Phi và châu Á – Thái Bình Dương.
B. Bắc Mĩ và châu Á – Thái Bình Dương.
C. Nam Mĩ và châu Á – Thái Bình Dương.
D. Bắc Phi và châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 10. Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu nào sau đây?

A. Núi và sơn nguyên cao.
B. Các đồng bằng rộng lớn.
C. Nhiều đồng bằng nhỏ.
D. Vùng đồi núi trung bình.

Câu 11. Càng về phía Nam của môi trường ôn đới lục địa ở châu Âu, lần lượt có các thảm thực vật nào dưới đây?

A. Lá kim, lá rộng, hỗn giao và thảo nguyên.
B. Lá kim, hỗn giao, lá cứng và thảo nguyên.
C. Lá cứng, hỗn giao, thảo nguyên và lá rộng.
D. Thảo nguyên, lá kim, lá cứng và hỗn giao.

Câu 12. Biểu hiện nào sau đây không chứng tỏ Liên minh châu Âu là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới?

A. EU là đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia, khu vực.
B. EU có 3/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7).
C. EU là nhà trao đổi hàng hóa và dịch vụ lớn nhất trên thế giới.
D. EU là liên kết khu vực kinh tế nhiều thành viên nhất thế giới.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là

A. tự cấp tự túc, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
B. khép kín, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
C. kinh tế hàng hoá, trao đổi mua bán tự do.
D. tự cung tự cấp, thủ công nghiệp là chủ yếu.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)?

A. Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.
B. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa.
C. Thúc đẩy sự giao lưu kinh tế – văn hóa giữa các châu lục.
D. Thổ dân châu Mĩ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt.

Câu 3. Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần dần được thay thế bằng

A. các nhà máy xí nghiệp.
B. các công trường thủ công.
C. các khu chế xuất.
D. các khu công nghiệp.

Câu 4. Sự kiện nào được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời?

A. Phong trào cải cách tôn giáo.
B. Phong trào văn hoá Phục hưng.
C. Các cuộc phát kiến địa lí.
D. Các cuộc cách mạng công nghiệp.

Câu 5. Sự kiện nào dưới đây đã châm ngòi cho phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu (thế kỉ XVI)?

A. Giáo hội cho phép nhà thờ bán “thẻ miễn tội”.
B. Mác-tin Lu-thơ công bố Luận văn 95 điều.
C. Giăng Can-vanh diễn thuyết tại Giơ-ne-vơ.
D. Mác-tin Lu-thơ bị Giáo hội buộc tội “dị giáo”.

Câu 6. Tứ đại phát minh của Trung Quốc gồm những phát minh nào sau đây?

A. Giấy, thuốc súng, đồ sứ, la bàn
B. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn
C. Giấy, la bàn, kĩ thuật luyện sắt, thuốc súng
D. Giấy, nghề in, đồ sứ, la bàn

Câu 7. Vì sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến ở Trung Quốc?

A. Nho giáo phù hợp với phong tục tập quán của người dân Trung Quốc.
B. Nho giáo được mọi giai cấp trong xã hội Trung Quốc ủng hộ.
C. Nho giáo chủ trương dùng pháp luật hà khắc để duy trì trật tự xã hội.
D. Nho giáo tạo ra hệ thống tôn ti trật tự phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.

Câu 8. Nhà văn xuất sắc nhất thời Gúp-ta là

A. Ka-li-đa-sa.
B. Ka-bi.
C. Ta-go.
D. Đu-son-ta.

Câu 9. Ngành kinh tế nào giữ vai trò quan trọng nhất dưới thời vương triều Hồi giáo Đê-li?

A. Thương nghiệp
B. Nông nghiệp
C. Thủ công nghiệp
D. Công nghiệp

Câu 10. Công trình kiến trúc nào của cư dân Ấn Độ được mệnh danh là “nấm mộ, lăng mộ đẹp nhất thế gian”?

A. Thành Đô La Ki-la
B. Thành Đỏ ở A-gra
C. Lăng Ta-giơ Ma-han
D. Thành Cổ Đê-li

Câu 11. Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á mở đầu với sự kiện

A. nhà nước Cam-pu-chia ra đời.
B. nhà nước độc lập của người Việt ra đời.
C. nhà nước Pa-gan được thành lập.
D. vương quốc Mô-giô-pa-hít được thành lập.

Câu 12. Vào thế kỉ XIII, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất một số vương quốc phong kiến nhỏ thành vương quốc lớn hơn ở Đông Nam Á, ngoại trừ

A. quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á.
B. nhiều tộc người bị quân xâm lược dồn đẩy xuống phía nam.
C. do nhu cầu liên kết các tộc người để lao động sản xuất.
D. do nhu cầu liên kết lực lượng để kháng chiến chống ngoại xâm.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Vẽ sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh).

b. Hãy cho biết bài thơ nói đến sự kiện lịch sử nào của Việt Nam. Sự kiện này diễn ra trong triều đại nào của phong kiến Việt Nam và phong kiến Trung Quốc?

“Đống Đa xưa bãi chiến trường,
Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò.
Mùng năm Tết trận thắng to,
Gió reo còn vắng tiếng hò ba quân.
Mùng năm giỗ trận tưng bừng,
Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông…”

(Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, trang 47)

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A 2-A 3-B 4-C 5-C 6-C 7-B 8-B 9-B 10-A
11-B 12-D

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

– Địa hình núi, cao nguyên và sơn nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần lưu ý chống xói mòn, sạt lở đất,…

– Địa hình đồng bằng thuận lợi cho sản xuất, phát triển kinh tế và định cư.

– Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, tránh lãng phí và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A 2-C 3-B 4-B 5-A 6-B 7-D 8-A 9-B 10-C
11-B 12-C

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

– Yêu cầu a) Sơ đồ (tham khảo)

– Yêu cầu b)

+ Bài thơ nói đến sự kiện: vua Quảng Trung lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc xâm lược của nhà Thanh (năm 1789).

+ Sự kiện trên diễn ra dưới thời: Tây Sơn (ở Việt Nam) và nhà Mãn Thanh (ở Trung Quốc)

………..

Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7

TRƯỜNG THCS…………..

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM 2022 – 2023

Môn: Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 đ)

Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?

A. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cẩn làm gì cũng xác định được.
C. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh.
D. Kết họp tự đánh giá bản thân dựa trên kết quả giao tiếp,… với nhận xét, đánh giá của mọi người.

Câu 2. Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em đã giải toả cảm xúc đó bằng cách nào?

A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cẩn giải toả.
B. Hít thở sâu hoặc đi dạo.
C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.
D. Đi xem phim hay chơi điện tử.

Câu 3. Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống, em đã làm gì?

A. Nhờ bố mẹ tìm cách khắc phục nguyên nhân đó.
B. Cân nhắc xem có nên tiếp tục làm không vì sợ mất thời gian.
C. Tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc người thân đề vượt qua khó khăn.
D. Bỏ qua khó khăn đó, tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).

Câu 4. Nhà Hằng và nhà Nga cách nhau gần 1 km, lại phải đi qua một cánh đổng. Hằng rủ Nga sang nhà Hằng học nhóm vào các buổi tối để giúp Hằng học môn Tiếng Anh. Theo em, Nga nên giải quyết vấn đề này thế nào?

A.Vui vẻ nhận lời sang nhà Hằng học nhóm vào các buổi tối.
B. Nói với Hằng là nên chuyển việc học nhóm vào ban ngày để tránh rơi vào tình huống nguy hiểm khi đi một mình qua cánh đồng vào buổi tối.
C. Từ chối thẳng với Hằng.
D. Cân nhắc xem có nên đồng ý với Hằng không.

Câu 5. Trên đường đi học về, Hưng bị mấy người lạ mặt chặn đường, đòi đưa chiếc xe đạp Hưng đang đi cho họ. Trong trường hợp này, Hưng nên xử lí thế nào để tự bảo vệ?

A. Đưa xe cho họ để thoát khỏi nguy hiểm.
B. Giữ chặt xe, không cho họ cướp xe của mình.
C. Tìm cách chống cự lại những người đó.
D. Đưa xe cho họ, sau đó gọi cho số cứu trợ khẩn cấp (113) hoặc báo cho công an.

Câu 6. Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, em cần làm gì?

A. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
B. Để đổ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng.
C. Thường xuyên tự giác lau dọn, sắp xếp đồ dùng trong nhà, lớp học sao cho ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
D. Nhờ người giúp việc sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.

Câu 7. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập như thế nào?

A. Đi học chuyên cần, tập trung vào việc học tập trên lớp và ở nhà.
B. Chỉ cần làm bài tập đầy đủ, trình bày sạch, đẹp .
C. Chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi kiểm tra.
D. Khi gặp bài tập khó em nhờ anh chị, người thân làm giúp.

Câu 8. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào?

A. Thường xuyên tham gia tập thể dục giữa giờ.
B. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian.
C. Làm những công việc hơi nặng nhọc, vất vả một chút.
D. Luôn cố gắng, kiên trì để hoàn thành mọi công việc đã nhận.

Phần II. Tự luận (6,0 đ)

Câu 1. Nêu 3 điểm mạnh, 3 điểm hạn chế của bản thân mà em đã xác định được và biện pháp em đã thực hiện để khắc phục điểm hạn chế đó.

Câu 2. Trình bày cách thức em đã thực hiện để vượt qua một khó khăn cụ thể trong học tập hoặc trong cuộc sống. Nêu cảm xúc của em khi vượt qua được khó khăn đó.

Đáp án đề thi giữa kì 1 HĐTN, HN 7

Phần I.Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

B

C

B

D

C

A

D

Phần II. Tự luận

Yêu cầu cần đạt

Đánh giá

Đạt

Chưa đạt

Câu 1 : 3,0 đ

– Nêu được ít nhất 3 điểm mạnh, 3 điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống. (2,0 đ)

– Nêu được ít nhất 3 biện pháp để khắc phục điểm hạn chế của bản thân.(1,0 đ)

Câu 2 : 3,0 đ

– Kể được cách thức đã thực hiện để vượt qua 1 khó khăn cụ thể của bản thân.

(2,0 đ)

– Nêu được cảm xúc của bản thân khi vượt qua được khó khăn.(1,0 đ)

……………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!