Lớp 10

Soạn bài Bảo kính cảnh giới – Chân trời sáng tạo 10

Tác phẩm Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 10.

Soạn bài Bảo kính cảnh giới
Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Sau đây, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 10: Bảo kính cảnh giới, mời tham khảo nội dung chi tiết bên dưới.

Bạn đang xem: Soạn bài Bảo kính cảnh giới – Chân trời sáng tạo 10

Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Câu 1. Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan…).

– Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ:

  • Cây hòe có sức sống mãnh liệt giờ tán là xanh che phủ cả khoảng không gian.
  • Sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh ngày hè.
  • Hương hoa sen tỏa ngát bay theo làn gió.

=> Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sống.

– Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng:

  • Từ láy “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi”: gợi cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, không khí rất nhộn nhịp.
  • Động từ “rợp, đùn, tiễn”: khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè.

– Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác:

  • Nhà thơ nhìn những tán lá xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian và hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều ta.
  • Ngày hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ thấy được hương sen thoảng theo gió.

=> Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống.

– Bức tranh cuộc sống sôi động, phong phú:

  • Hình ảnh cuộc sống quen thuộc: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương.
  • Âm thanh cuộc sống: Tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu dắng dỏi. Đó là những âm thanh của một cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi, sôi nổi, tấp nập.
  • Cách sử dụng từ láy tượng thanh “lao xao”, “dắng dỏi” kết hợp với phép đảo trật tự cú pháp đã nhấn mạnh âm thanh sôi động của cuộc sống.

Câu 2. Chỉ ra nét đặc sắc của bài thơ qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ (chú ý dòng thơ đầu, dòng thơ cuối) và tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.

– Các câu thơ đa số có bảy tiếng, riêng câu 1 và 8 có sáu tiếng.

– Cách gieo vần: Vần chân (trường – giương – hương – dương – phương)

– Cách ngắt nhịp linh hoạt:

  • Câu 1: ngắt nhịp 1/2/3
  • Câu 2: ngắt nhịp 4/3 (hoặc 1/3/3)
  • Câu 3: ngắt nhịp 3/4
  • Câu 4: ngắt nhịp 3/4
  • Câu 5: ngắt nhịp 4/3
  • Câu 6: ngắt nhịp 4/3
  • Câu 7: ngắt nhịp 4/3
  • Câu 8: ngắt nhịp 3/3

=> Tác dụng: Giúp thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình một cách chân thực, sinh động.

Câu 3. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

– Mạch cảm xúc: Tâm trạng thư thái trước khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống nơi thôn quê cùng với đó là tấm lòng mong ước của nhà thơ.

– Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Một con người yêu thiên nhiên, đất nước. Mặc dù ông sống ở ẩn nhưng vẫn lo lắng cho đất nước, nhàn thân chứ không nhàn tâm.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!